Mùa Thường Niên - Cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các thế hệ trẻ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Mùa Thường Niên - Cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các thế hệ trẻ


 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Hỗ trợ trực tuyến
     
         Hoàng Admin 
Latest topics
» Praesidium Đức Mẹ Lên Trời Vạn Giã
Chôn cất theo phép Hội thánh MAI-TÁNG và HOẢ-TÁNG (tiếp theo kỳ trước) Icon_minitimeTue Sep 17, 2013 9:41 am by QuốcToàn

» Thánh đường Giáo xứ Vạn Giã
Chôn cất theo phép Hội thánh MAI-TÁNG và HOẢ-TÁNG (tiếp theo kỳ trước) Icon_minitimeFri Jun 29, 2012 11:52 am by tqhoangvg

» Hình ảnh Giáng Sinh Vạn Giã năm 2011
Chôn cất theo phép Hội thánh MAI-TÁNG và HOẢ-TÁNG (tiếp theo kỳ trước) Icon_minitimeMon Dec 26, 2011 5:32 pm by chaphu

» Cuba sẽ chào đón Đức Thánh Cha với tấm lòng yêu mến và kính trọng
Chôn cất theo phép Hội thánh MAI-TÁNG và HOẢ-TÁNG (tiếp theo kỳ trước) Icon_minitimeThu Dec 22, 2011 4:19 am by chaphu

» Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI thăm các tù nhân
Chôn cất theo phép Hội thánh MAI-TÁNG và HOẢ-TÁNG (tiếp theo kỳ trước) Icon_minitimeThu Dec 22, 2011 4:19 am by chaphu

» Chúa nhật IV Mùa Vọng: MỪNG VUI LÊN
Chôn cất theo phép Hội thánh MAI-TÁNG và HOẢ-TÁNG (tiếp theo kỳ trước) Icon_minitimeSat Dec 17, 2011 3:04 pm by chaphu

» Gặp gỡ Kitô giáo-Hồi giáo bàn về quốc gia Palestine tương lai
Chôn cất theo phép Hội thánh MAI-TÁNG và HOẢ-TÁNG (tiếp theo kỳ trước) Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:35 am by chaphu

» 4 nguyên tắc sống để có hòa bình ở Trung Đông
Chôn cất theo phép Hội thánh MAI-TÁNG và HOẢ-TÁNG (tiếp theo kỳ trước) Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:34 am by chaphu

» Chúa nhật III mùa vọng: NIỀM VUI THẬT
Chôn cất theo phép Hội thánh MAI-TÁNG và HOẢ-TÁNG (tiếp theo kỳ trước) Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:31 am by chaphu

» Thứ bảy tuần II mùa vọng: Êlia đã đến rồi
Chôn cất theo phép Hội thánh MAI-TÁNG và HOẢ-TÁNG (tiếp theo kỳ trước) Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:26 am by chaphu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Thủ đô hà nội

Cố đô huế

Tp Quy Nhơn Click for Qui Nhon, Viet Nam Forecast
Tp Nha Trang Click for Nha Trang, Viet Nam Forecast
Tp Hồ Chí Minh
Tra từ điển

Tra theo từ điển:



May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 Chôn cất theo phép Hội thánh MAI-TÁNG và HOẢ-TÁNG (tiếp theo kỳ trước)

Go down 
Tác giảThông điệp
chaphu

chaphu


Tổng số bài gửi : 657
Join date : 17/02/2011
Đến từ : Hòa Nghĩa- Cam Lâm-Khánh Hòa

Chôn cất theo phép Hội thánh MAI-TÁNG và HOẢ-TÁNG (tiếp theo kỳ trước) Empty
Bài gửiTiêu đề: Chôn cất theo phép Hội thánh MAI-TÁNG và HOẢ-TÁNG (tiếp theo kỳ trước)   Chôn cất theo phép Hội thánh MAI-TÁNG và HOẢ-TÁNG (tiếp theo kỳ trước) Icon_minitimeFri Apr 29, 2011 8:20 am

Chôn cất theo phép Hội thánh MAI-TÁNG và HOẢ-TÁNG (tiếp theo kỳ trước)
Category: Tôn Giáo, Dẫn Nhập Tân Ước, Suy Niệm & Sống Lời Chúa, Gia Đình La Vang, Hỏi Để Sống Đạo
BY: SH. TRẦN CÔNG-LAO

III.- HOẢ-TÁNG
Một cách tổng-quát, người ta có thể xác-quyết, nhiều dân-tộc đã thực-hiện việc hoả-táng, không những là hành-động theo nền văn-minh của họ, mà còn là danh-dự dành cho các vị anh-hùng, những nhân-vật quan-trọng của dân-tộc họ. Truyện Homère liên-quan đến Patrocle cho thấy người ta đốt xác người chết là để hiển-dương họ, đúng như ở Ấn-độ, những bà goá radjahs chết trên than củi đang thiêu đốt xác chồng.
Thực ra, các dân-tộc trên thế-giới, từ xa xưa cho đến thời nay, trong khi thực-hiện phương-pháp hoả-thiêu, thì họ cũng vẫn duy-trì việc mai-táng, và xây đắp các lăng mộ để ngàn đời ghi nhớ.

1.- Lịch-sử Hoả-táng
Trong dịp Đại-hội Nhân-loại-học tại Buda-Pesth, ông Vlademar Schmidt làm một cuộc nghiên-cứu, so-sánh các nghi-thức tống-táng được cử-hành nhiều vùng khác nhau ở Âu châu vào thời tiền-sử. Ông thấy rằng:
Vào thời-đại đồ đá, từ khoảng 4.000 năm trước Chúa giáng-sinh, việc chôn cất đã được thực-hành khắp Âu châu. Nhưng đến thời-đại đồ đồng, vào khoảng 2.500 trước công-nguyên, thì ở miền Đông và miền Bắc, việc hoả-táng thịnh-hành, trong khi miền Tây việc chôn cất vẫn thường tồn-tại. Vào thời-đại đồ sắt, (khoảng 1.000 năm trước công-nguyên) và trước khi thành-lập La-mã, việc chôn cất được hiển-danh tại Hy-lạp, trong khi Ý-đại-lợi lại thực-hiện việc hoả-táng.
Đối với người La-mã, thì tục lệ hoả-thiêu, vào những buổi đầu chưa được thực-hiện. Nhưng đến khi có chiến-tranh với người ngoại-quốc, nhiều xác của địch-quân đã bỏ lại tại chiến-trường, nên họ phải dùng đến phương-pháp đốt, để khỏi bị uế-tạp đất-đai.
Thế rồi, phương-thức đốt xác đã trở thành thói tục cho những dòng họ có khả-năng đài-thọ phí-tổn về củi để thiêu. Tuy nhiên, thói tục nầy vẫn không trở thành luật-lệ. Vì nhiều người trong các dòng họ ấy vẫn giữ thói tục cũ là mai-táng. Điển-hình là dòng họ Cornelicus đã không một ai hoả-thiêu trước khi nhà độc-tài Sylla (Lucius Cornelius) vào năm 78 trước công-nguyên, viết di-chúc xin được hoả-thiêu.
Tại Roma, dưới thời các vua trước, người ta thiêu xác, nhưng kể từ năm 96 đến 192 dưới thời các vua Antonius (Nerva, Trajan, Adrien, Antonin, Marc Aurèle, Verus, Commode) thì lại bắt đầu chôn xác. Ông Schmidt cho rằng, chính những người Aria từ châu Á tới đã mang vào Âu châu tục lệ thiêu xác người chết!
Vào cuối thế-kỷ XIX và đầu thế-kỷ XX, một số nhà chính-trị và các triết-gia vô-thần, nhất là những người trong phái «thợ nề thong-dong» (Franc-Maçons), đã làm phát sinh ra phong-trào tuyên-truyền cho việc hoả-táng, với lý-do là cung-ứng những tiện-nghi về vệ sinh, nhưng thực ra hàm-ngụ sự chống đối Giáo-hội, chống lại tín-điều «xác loài người ngày sau sống lại» như trong giáo-lý Công-giáo đã dạy.
Họ thành-lập Phong-trào và «hội người hoả-táng» để truyền-bá và áp-dụng nguyên-tắc thiêu xác tại các nước: Đức (1849) do ông Jacques Grimm, Ý (1853) do ông Fernand Coletti, Pháp (1867) do ông Augustin Bertani, Áo (1872) do ông Brunetti, Thụy-sĩ (1873) do ông Wegmann-Ercolani, Đan-mạch (1881) do bà C.Goos, Thụy-điển (1882) do ông E. Klingenstierna v.v… Những người vào Phong-trào và Hội người hoả-táng đều ký giấy xin thiêu xác khi họ chết. Tiêu-biểu là tướng Joseph Garibaldi, ngày 30 tháng 07 năm 1881 đã viết di-chúc yêu-cầu xác ông được hoả-thiêu.
Một số người cao cấp khác, ở trong guồng máy đảng cộng-sản vô thần, để tỏ ra mình là «vô thần» chính-cống, không tin thánh thần Trời Phật, không tin sự sống lại… cũng đã viết di-chúc xin «đốt xác» như vậy. Vì xác đốt tan tành rồi, thì lấy gì mà phục-sinh! Xin đan-cử đây hai vị để làm thí-dụ:
a/ Engels, một triết-gia và chính-trị-gia vô-thần, một năm trước khi chết, vào ngày 14/11/1894, ông đã viết di-chúc xin hoả-táng, có đoạn như sau: «Nguyện-vọng của tôi là di-hài tôi được hoả-táng. Tro được thả xuống biển ngay từ dịp thuận-tiện đầu tiên», và rồi ngày 27.08.1895, trên một chiếc thuyền nhỏ, Eleanos (con gái Marx) và chồng cùng với Lesser và Berustein là những người bạn cùng chiến-đấu gần-gũi với Engels, đã lặng-lẽ thả bình tro của Engels xuống lòng biển, bên cạnh cây hải-đăng Beachy Head ở tại Easlbosne, Anh-quốc, trong một ngày biển động.
b/ Hồ Chí Minh, nhà lãnh-tụ số một Đảng Cộng-sản Việt-nam, cũng đã theo gương quan thầy Engels, xin được hoả-táng (chứ không phải ướp xác!). Trong cuốn «Ho Chi Minh» do William J.Duiker, giáo-sư sử-học trường Đại-học Penn State, Hoa-kỳ biên-soạn, đã đăng toàn bản di-chúc của ông Hồ Chí Minh. Trong đó có những câu: «Sau khi tôi qua đời. Tôi yêu-cầu thi-hài tôi được đốt đi, tức là «hoả-táng». Tôi mong rằng cách hoả-táng sau nầy sẽ được phổ-biến… Khi ta có điều-kiện thì điện-táng cũng tốt hơn»
Tóm lại, hoả-táng đã được thực-hiện từ thời-đại đồ đá cổ. Về các thời-kỳ sau nầy, thì ở Cựu thế-giới, có các nước: Hy-lạp, La-mã và Ấn-độ tiếp-thực-hiện thiêu xác. Ở Tân thế-giới, dân-tộc Mễ-tây-cơ, với nền văn-minh Aztec của họ, cũng có thói tục nầy.
Nhìn chung, hiện nay các nước nào theo Phật-giáo, thì đa-số các tín-đồ đều được hoả-táng: Ấn-độ, Tây-tạng, Thái-lan, Miến-điện, Cao-mên, Lào, Tích-lan, Trung-hoa, Triều-tiên, Nhật-bản….
Tuy nhiên, trên khắp năm châu, những nước không theo Phật-giáo mà theo các tôn-giáo khác như Kitô-giáo, Tin-lành-giáo, Hồi-giáo…thì ngoài địa-táng cũng vẫn thực-hiện hoả-táng, có nước với một tỷ-số rất cao, như ta thấy sau đây:
+ Á châu: - Nhật-bản hoả-thiêu 100%. Ở Việt-nam chưa có thống-kê, chỉ biết rằng, hiện đã có lò thiêu: - tại thị-xã Cẩm-phả, Quảng-Ninh mang tên là An Lạc Viên gồm 3 Nhà Tang Lễ, trang-trí phù-hợp với Phật-giáo hoặc Thiên-Chúa-giáo. - Ở Đà-nẵng, tại xã Hoà-Sơn, huyện Hoà-Vang. - Ở Nha-Trang tại đèo Rù Rì. - Ở Sóc-Trăng, lò hoả-thiêu đầu tiên của đồng-bào Khmer.
+ Âu châu: - Anh 71% - Tiệp-khắc 69,35% - Thụy-điển 63% - Đan-mạch 62,85% - Thụy-sĩ 62,41% - Đức 35% - Áo 25% - Pháp 20% - Tây-ban-nha 4,7% - Ba-lan 2% - Ý-đại-lợi 1,5%.
+ Mỹ châu: - Pérou 42,13% - Hoa-kỳ 25%
+ Phi châu: - Ấn-độ 100%
+ Úc châu: - Úc-đại-lợi 98%

2.- Lý-do Hoả-táng
Những người chủ-trương thiêu xác kẻ chết đã đưa ra hai lý-do. Đó là kinh-tế và vệ-sinh. Họ cho rằng, chính các nghĩa-địa nằm nhan-nhản khắp nơi, từ thành-thị đến thôn-quê, là nguyên-nhân cốt lõi của hai vấn-đề đó. Họ lập-luận:
Về mặt vệ-sinh môi-trường, các nghĩa-địa thường nằm ngay giữa hay bên cạnh các thành-phố lớn, là trung-tâm ô-nhiễm thường-xuyên, xông lên những mùi hôi hám ghê tởm. Chúng làm ô-nhiễm các nguồn nước sông, nước giếng, ngay những suối nước ở xa cũng bị nhiễm độc do các chất bẩn ở xác chết thấm vào lòng đất, rất độc-hại và nguy-hiểm cho sức khoẻ con người. Qua việc khám-phá của khoa-học tân-tiến, người ta chắc phải khiếp-đảm khi biết ảnh-hưởng của chất độc ấy.
Ông L.Pappenheim, một nhân-vật rất có thẩm-quyền về những vấn-đề vệ-sinh đã cho biết là người ta dễ-dàng tìm thấy chất hữu-cơ trong nước uống, nước có chứa các chất thối rữa của protéine hoặc các mảnh vụn khác tương-tợ làm hại sức khoẻ cho những ai dùng nước đó và người ta khám-phá ra những sự độc-hại đó phát-xuất từ một nghĩa-địa không xa.
Về mặt kinh-tế, các nghĩa-địa đã chiếm-cứ nhiều phần đất-đai, ở thôn-quê cũng như ở thành-thị. Các phần đất đai ấy, lẽ ra phải để cho người sống trồng trỉa hoa màu, xây dựng nhà cửa. Họ cay-cú trách mắng người chết: "Khi sống đã chiếm đất để ở, thế mà lúc chết cũng vẫn còn chiếm chỗ, làm cản-trở dự-án của người sống". Thực vậy, có nhiều thành-phố đông người, nhà cửa san-sát, chật-chội, cần được chỉnh-trang để đáp-ứng nhu-cầu người dân. Ở thôn-quê, làng nào cũng có nghĩa-địa. Mặt khác, phí-tổn hoả-táng nhẹ hơn địa-táng theo truyền-thống.
Ngoài ra, cũng có không ít người phản-đối họ về mặt tình-cảm, thì những kẻ chủ-trương đã giải-thích: "Xác con người được Tạo-hoá dựng nên bởi tro bụi, thì sau khi chết rồi, cũng phải trở về tro bụi. Việc địa-táng hay hoả-táng đều có kết-quả giống nhau là làm cho xác chết trở thành tro bụi. Chôn dưới lòng đất, xác trở thành tro bụi cách chậm-chạp: 5 năm, 10 năm, 20 năm! Nhưng khi hoả-thiêu, xác sẽ trở thành tro bụi cách nhanh chóng hơn: chỉ trong một vài giờ. Đó là chưa kể cái lợi, vì đã giải-quyết dứt điểm hai vấn-đề nói trên.

3.- Ý-kiến phản-kháng
+ Người Công-giáo, theo gương Chúa Giêsu đã mai-táng trong mồ (xem Mat 27,59-60) và việc tôn-kính thân xác là nơi linh-hồn cư-ngụ, nên không bao giờ chấp-nhận việc hủy-hoại cách cố ý bằng việc hoả-táng. Các nhà luân-lý cũng phản-đối việc hoả-táng nầy. Còn những ai chủ-trương thì họ chỉ dựa vào mặt kinh-tế và vệ-sinh mà thôi.
+ Đa số quần chúng không đồng-ý với những lập-luận do các người chủ-trương hoả-táng đã đưa ra. Họ không đón nhận, vì việc thường ngày họ thấy, từ đông sang tây, là hành-động mai-táng người chết.
+ Nếu bảo rằng người chết «choán chỗ» thì nghĩa-địa có thể xây dựng nhiều tầng: những tầng hầm dưới đất và những tầng trên mặt đất. Nếu bảo mất vệ-sinh, thì ngày nay, đã có các chất hoá-học.
+ Số người phản-đối lại đề-nghị: để khỏi choán nhiều đất và làm mất vệ-sinh, nghĩa-địa nên xây sẵn những huyệt mộ vừa đúng kích-thước chiếc hòm, bên trong chứa chất hoá-học khử trùng và làm tiêu xác. Khi quan-tài người chết được đẩy vào, người ta chỉ bít kín cửa huyệt bằng một phiến đá cẩm-thạch đã được dự-trù là xong. Đã có một vài nơi thực-hiện loại nghĩa-địa nầy, chẳng hạn như nghĩa-địa các Sư-huynh Thánh-mẫu tại St-Genis Laval ở Pháp.
+ Tình cảm chung của con người, bất cứ ở đâu và vào thời-đại nào, cũng đều thương tiếc người thân yêu của họ đã vĩnh-viễn ra đi. Họ tỏ lòng quyến-luyến thương yêu qua việc khâm-liệm, ướp nước hoa và tống-táng thật tươm-tất. Sau đó, lại xây lăng đắp mộ, để thỉnh-thoảng đến viếng thăm.
+ Đặc-biệt đối với người Việt-nam, đã chịu ảnh-hưởng khá sâu đậm về tinh-thần gia-tộc của đạo Nho. Tình hiếu-thảo của con cái đối với cha mẹ rất lớn. Con cái luôn xem bản thân mình là khí-huyết của cha mẹ. Đạo Nho tôn thờ người chết. Xem tổ-tiên, ông bà đã quá-cố như vẫn còn ở với con cái. Do đó, trong bài-vị ở bàn thờ gia-tiên, thường có ghi hai chữ «như tại». Với những tâm-tình đó, hoả-táng sẽ gây cho họ một cái «sốc» lớn.
+ Khi địa-táng, xác người thân tan biến chậm theo thời-gian lắng-đọng của tình-cảm. Trong khi hoả-táng, chỉ một giờ sau, thân-nhân nhận được một bình tro đang nóng, cân nặng hơn 1 kg. Đó là tất cả xương thịt của người thân yêu của mình, mới vài giờ trước đây. Vì thế, hoả-thiêu là cái gì khủng-khiếp, cảnh-tượng đó họ không thể chịu đựng nổi, mặc dù những kẻ chủ-trương trình-bày rất ư khoa-học!

4.- Lập-trường Giáo-hội
Sau Công-đồng Vatican II, như đã nói ở phần nhập-đề, Giáo-hội Công-giáo đã cho phép các tín-hữu hoàn-vũ được hoả-táng. Nhưng khi nghe nói đến vấn-đề «cho phép», chắc-chắn ai ai cũng hiểu ngay rằng, từ trước tới giờ, Giáo-hội Công-giáo nghiêm cấm phương-cách thực-hành nầy.
Giáo-hội nghiêm cấm hoả-táng và khuyến-khích mai-táng, vì trước tiên, vào thời Chúa Giêsu, mai-táng là phương-cách thông-dụng trong đạo Do-thái. Người Do-thái, theo như Sách Thánh Cựu-Ước, luôn quan-niệm rằng, người chết không được chôn cất thì quả là một điều khốn-nạn khủng-khiếp (Giêr. 16,4). Thứ đến, Giáo-hội muốn theo gương Chúa Giêsu đã mai-táng trong mồ (xem Mat. 27, 59-60) và chính tại mồ, Người đã sống lại hiển-vinh.
Từ đầu, không có sự trở-ngại gì. Chỉ đến năm1299, khi Đức Giáo-hoàng Bôniphaxiô VIII lên án một sự thực-hiện đang thịnh-hành nơi đoàn quân thập-tự là việc nấu xác. Văn-bản xưa nhất do Công-đồng Tolède năm 589 đã được đưa vào Nghị-định Gratien vào thế-kỷ XII. Nghị-định chỉ nhắc lại cần chôn xác kẻ chết kèm theo các Thánh-vịnh và Kinh nguyện của Giáo-hội, đừng có quá biểu-lộ sự đau-khổ như những người không có niềm tin.
Nếu những người Công-giáo thực-hiện địa-táng (mai-táng) hơn là hoả-táng, dù vậy việc hoả-táng cũng không loại-trừ việc phục-sinh của thân xác. Chẳng hạn trong Kinh Thánh có chép: khi dân Yabest ở Galaad phá thành Betshâv, nơi quân Philixitinh đã tấn-công họ. Xác của Saul và con trai của ông đã đem về Yabest, họ thiêu xác ở đó. Rồi họ lấy xương, đem chôn và chay-tịnh trong 7 ngày (xem 1Sam 12-13)
Trường-hợp chiến-tranh hay dịch tả, người Do-thái cũng thiêu xác. Cũng trong nhu-cầu đó, Giáo-hội chấp-nhận cho thiêu xác để khỏi nguy-hại đến tính-mạng người sống. Điều mà Giáo-hội muốn bảo-vệ là toàn thể biểu-tượng họp thành do nghi-thức địa-táng (mai-táng) trong nghĩa-địa.
Sắc-lệnh Humanum Genuis năm 1884 đã lên án hoả-táng, nhưng thực-tế, nó nhằm vào phái Thợ Nề Thong Dong (Franc-Maçons) là những người đang tuyên-truyền cho việc nầy, dù là ở Pháp với ông Jules Ferry và Léon Gambetta hay ở Ý ông Garibaldi, Crispi và Lemmi. Sự vật lộn giữa Giáo-hội và phái Thợ Nề Thong Dong đã đến đỉnh. Toà Thánh ra Sắc-lệnh ngày 19/05/1886 đã nói rõ đến phái nầy và tố-cáo là những kẻ chủ-động trong việc hoả-táng «những kẻ hoài-nghi hay bắt tay với phái Thợ Nề là những kẻ hoạt-động hăng-say tái-lập tục ngoại-giáo là đốt xác người».
Qua đó, chúng ta nhận thấy rằng, Giáo-hội khắt-khe đối với ý-nghĩa nghịch đạo (signification anti-religieuse) hơn là đối với chính việc hoả-táng. Vì thế, sau Công-đồng Vatican II, Giáo-hội đã dạy rằng:
«1.- Các tín-hữu đã qua đời phải được an-táng theo nghi-thức Giáo-hội, do luật định. 2.- Qua lễ-nghi an-táng, Giáo-hội cầu xin ơn trợ giúp thiêng-liêng cho người quá-cố, tôn kính thi-hài của họ, và đồng-thời đem lại ủi-an và hy-vọng cho người còn sống. Các lễ-nghi phải được cử-hành đúng theo quy-luật phụng-vụ. 3.- Giáo-hội thiết-tha khuyên-nhủ nên duy-trì phong-tục đạo-đức chôn-cất thi-hài người quá-cố. Tuy nhiên, Giáo-hội không cấm hoả-táng, trừ khi nào sự hoả-táng được chọn lựa vì những lý-do trái ngược với đạo lý Kitô-giáo» (GL.1176).
Như vậy, hoả-táng một tín-hữu, theo giáo-luật cho phép, là khi những người xin (chính đương-sự đã tỏ ra ý muốn khi còn sống, hoặc bây giờ những thân-nhân xin), không tỏ ra lòng chống đối Giáo-hội về niềm tin «phục-sinh», như trong Kinh Tin Kính xác-tín: «Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại»; không có một hành-động gì khác trái ngược với giáo-lý công-giáo, thì chẳng có vấn-đề.
Sau hết, suy cho cùng, việc Giáo-hội cho phép hoả-táng, đối với người Việt đang lưu-vong hải-ngoại, là một điều thuận-lợi. Do tinh-thần gia-tộc và lòng hiếu-thảo, khi mộ phần ông bà, tổ-tiên chúng ta ở Việt-nam. Nếu chúng ta muốn đem người thân quá-cố về nằm chung trong lăng mộ ông bà tổ-tiên. Ta có thể bỏ bình tro trong rương hành-lý để đem về, không tốn phí, không sợ phiền-hà, lôi-thôi như khi xin phép đưa thi-hài về Việt-nam.

5.- Nghi-lễ hoả-táng
a) Tiến-trình
Tiến-trình theo đúng như nghi-thức địa-táng. Tức lúc đến giai-đoạn 5: «Ra khỏi nhà, đến thánh-đường» Linh-cữu của người quá-cố được đưa tới nhà thờ. Thường thì có thánh lễ, nhưng đôi và một vài nơi, vì thiếu vắng linh-mục, ban «mục-vụ tống-táng» có thẻ phụ-tách việc điều-hành nghi-lễ hoả-táng.
Phải chuẩn-bị trước những kinh nguyện, bài hát, bài đọc và Phúc-âm…cho thích-hợp với hoàn-cảnh. Phải gặp-gỡ người đại-diện tang-gia trước, để bàn-tính với họ. Rồi ấn-hành tờ Thánh Lễ (tại nhà thờ và tại nghĩa-địa).
b) Vài đề-nghị
Về các Bài đọc và Phúc-âm trong thánh lễ:
+ Thư thánh Phaolô: - Rom. 8, 18-21 – Cor.15, 52-54
+ Phúc-âm thánh Gioan: - Gio. 6, 39-40 - Gio. 14, 1-16.
Về lời nguyện:
Lời nguyện nầy có thể đọc:
- trước khi đưa quan-tài vào phòng hoả-thiêu,
- hoặc trong khi quan-tài đang đưa đi,
- hay sau khi quan-tài đã rời khỏi phòng nguyện, nơi dành riêng cho việc cử-hành nghi-lễ.
Lời nguyện chỉ là một gợi ý, người phụ-trách tùy nghi thay đổi để phù-hợp với hoàn-cảnh.
Lạy Chúa, đã từ … năm qua,
Chúa đã cho N… là tôi tá Chúa, được sống giữa những người bà con thân thuộc, hiện có mặt nơi đây và một số, do trắc-trở, không tới được.
Chúa đã chọn N...vào hàng-ngũ con cái Chúa ở trong Giáo-hội Công-giáo. Trong lúc vui cũng như lúc buồn, khi gặp khổ đau cũng như khi được sung-sướng, Chúa luôn ở với N... nhưng không bao giờ làm mất tự-do. Chúa luôn soi lòng mở trí để N... vững tâm sống đạo.
Hôm nay Chúa gọi N...về với Chúa. Chúng con không biết những gì Chúa đã ban cho N..., cũng không biết Chúa đã phán bảo thế nào trong thâm cung lương-tri của N... Chúng con chỉ biết rằng, Chúa luôn săn-sóc, gìn-giữ N...trong tình thương của Chúa.
Vậy, chúng con xin dâng lên lời cảm tạ, về những gì Chúa đã làm cho N... người thân của chúng con. Amen. (có thể hát bài "Cảm tạ hồng-ân" hay một bài khác thích-hợp).

Tại nghĩa-địa, âm-công sẽ đưa linh-cữu tới nhà nguyện dành cho lễ-nghi tôn-giáo, thời-gian khoảng nửa giờ, trước khi họ đưa vào phòng hoả-táng. Trong lúc nầy, người điều-khiển nên giúp kẻ tham-dự suy-niệm về lửa (voir Rites de Mort, page 193). Nhấn mạnh vào hoá-trị song đôi của lửa (double valence du feu) là huỷ-diệt (destructeur) và cùng một lúc là tái-tạo (régénérateur).
- Quand tout semble nous abandonner, c’est alors que nous découvrons l’essentiel…
- La mort est une fin, mais elle n’est que la fin de la vie sur cette terre; une autre vie commence…
- C’est vrai que le feu détruit; mais il ne détruit que le périssable. L’impérissable demeure.
- Au-delà de la mort, Dieu recrée toute chose, et le corps de chaque homme dans la nouveauté éternelle de son amour.
- Notre frère est vivant, confions-le à Dieu pour qu’il lui fasse partager sa vie éternelle et crée pour lui le corps nouveau de sa résurrection… (xem Prière pour les Défunts, à la Maison et au Cimetière, trang 55)
- Khi mọi sự, hình như ruồng bỏ chúng ta, thì chính là lúc, chúng ta khám-phá ra điều cốt-yếu…
- Chết là tận cùng, nhưng chỉ tận cùng đời sống trên dương-thế nầy, một đời sống khác đang khởi-sự…
- Quả thực ngọn lửa hủy-diệt, nhưng chỉ hủy-diệt những gì có thể diệt-vong; cái bất-diệt luôn vẫn còn….
- Bên kia cái chết, Thiên-Chúa tái-tạo mọi điều, và thân-xác mỗi người, trong sự mới lạ đời đời của lòng Chúa thương yêu….
- Người anh em chúng ta vẫn sống, hãy phó thác người anh em trong tay Chúa Trời, để Người cho dự phần vào đời sống vĩnh-cửu, và tạo cho người anh em một hình-hài mới của sự phục-sinh…

Nên nhớ:
Le véritable tombeau des morts,
C’est le coeur des vivants
Mộ phần đích-thực của kẻ chết,
Chính là tấm lòng của người sống.

Tùy theo môi-trường và hoàn-cảnh để linh-động những lúc: khi quan-tài đến nơi dành cho việc hoả-thiêu; khi đang hoả-thiêu và lúc giao bình tro cho thân-nhân. Ba lúc đó, thời-gian thường đã được dự-trù một cách tương-đối chính-xác, ta chỉ cần biết trước để liệu thôi.

6.- Nhà hoả-táng đầu tiên
Mặc dù Giáo-hội Công-giáo vẫn chuộng địa-táng hơn là hoả-thiêu, nhưng Giáo-phận Metuchen, trong tiểu-bang New Jersey đã bắt đầu xây cất một Nhà Hoả-thiêu công-giáo và sẽ hoạt-động vào cuối năm nay (2007). Đây là nhà hoả-thiêu đầu tiên được xây cất bởi một Giáo-phận trên đất Hoa-kỳ.
Như đã trình-bày ở mục 3 «Giáo -hội với Hoả -táng». Sau khi cấm nhặt hoả-thiêu trong nhiều thế-kỷ, Giáo-hội bắt đầu cho phép hoả-thiêu các giáo-dân công-giáo vào năm 1963, nhưng vẫn chuộng phương-thức địa-táng hơn.
Sự quyết-định của Giáo-phận Metuchen trong việc nầy là do nhu-cầu hoả-táng càng ngày càng gia-tăng trong Giáo-phận, và lợi-nhuận do nhà hoả-táng mang lại sẽ là một nguồn lợi rất cần-thiết cho sự điều-hành của Giáo-phận.

----------------------
TÀI-LIỆU THAM-KHẢO
------------
* Association Crématiste de la Loire, La Crémation en France
* Cerf, Pour Célébrer les Funérailles à l’Eglise.
* Desclée-Mame, Prières pour les Défunts.
* Đặng Văn Lung, Phong-tục tập-quán các dân-tộc Việt-nam.
* G.Pini, Crémation en Italie et à lEtrangers
* Guillaume Depping, Brûlons nos morts - La Crémation.
* J.Pouts - J.Servel, Veillées Familiales auprès d’un défunt.
* Louis-Vincent, Rites des Morts, pour la Paix des Vivants.
* M.F.Martin, Cimetière et Crémation.
* M.Paul St-Olive, Inhumation et Crémation.
* Nhiều Dịch-giả, Bộ Giáo-luật - Ấn-bản Việt-ngữ
* Nhiều Tác-giả, Chuyện Kể Hành-Trình Biển Đông.
* Patricia Belhassen, La Crémation: le Cadavre et la Foi.
* Phan Thuận Thảo, Tục cưới gả, tang ma của người Việt-nam.
* P.Abdon Santaner, Poussière ou Cendre?
* Prosper de Pietra Santa, la Crémation.
* Revue Catholique Internationale, No 118, Sépulture.
* Toan Ánh, Phong-tục Việt-nam, từ bản-thân đến gia-đình.
* Trần Đức Huân, Kinh Thánh Cựu Tân Ước.
* Trương Thìn, Việc tang-chế.
* Yann Martin, Cr
émation. 
Về Đầu Trang Go down
 
Chôn cất theo phép Hội thánh MAI-TÁNG và HOẢ-TÁNG (tiếp theo kỳ trước)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Mùa Thường Niên - Cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các thế hệ trẻ :: Giáo xứ Vạn Giã :: Các hội đoàn :: Hội trợ táng-
Chuyển đến