Lễ tang
Lễ tang trong " Thọ mai gia lễ " là một tập tục có từ rất lâu, bắt nguồn từ gia lễ thời xưa của Trung quốc. Ngày nay, tập tục này mặc dù đã lỗi thời nhưng vẫn được áp dụng rộng rãi trong nhân dân. Nói đến lễ tang, là ta phải xét đến tôn giáo, tùy theo tín ngưỡng của từng tôn giáo mà có những cách thức tiến hành " Lễ tang " khác nhau.
Thật ra, cùng với sự phát triễn mạnh mẽ của KHKT, của những nhận thức tiến bộ về " Sự sống, về Vũ trụ " trong cuộc sống đầy tất bật hôm nay, mấy ai trong chúng ta có đủ thời gian, tiền bạc...và đủ tín ngưỡn để có thể thực hiện đầy đủ các tập tục mang ít nhiều màu sắc của sự hủ tục, mê tín dị đoan này. Tuy nhiên, theo quan niệm, Chết không có nghĩa là không còn nữa mà Chết chỉ là Mất đi. Một vật vừa mất đi tức là nó vẫn còn hiện hữu ở đâu đó. Thật vậy, trong ký ức của chúng ta vẫn còn đọng mãi hình ảnh của họ, những người thân yêu nhất.
Có ba ngày trọng đại nhất của đời người : Ngày sinh, ngày cưới và ngày chết.
Chúng ta mong muốn tổ chức được một Lễ tang trang nghiêm, chu đáo cho người thân, giãm bớt các hủ tục lỗi thời, đồng thời cũng không nên tổ chức tang lễ quá hao phí.
" Sao ta không dốc lòng hiếu thảo, chăm lo cho người thân lúc người ấy còn sống ?. Bây giờ, đến lúc họ mất rồi dầu ta khóc than cũng có ích gì "
Bạn có muốn cất bớt những gánh nặng, lo toan, buồn khổ ?
Bạn có muốn tổ chức tang lễ đúng nghi thức, trang trọng và đầy ý nghĩa ?
Bạn có muốn mọi việc được thực hiện một cách chu đáo ?.
Bạn có muốn cất bớt những gánh nặng, lo toan, buồn khổ ?
Bạn có muốn tổ chức tang lễ đúng nghi thức, trang trọng và đầy ý nghĩa ?
Bạn có muốn mọi việc được thực hiện một cách chu đáo ?.
Lễ nhập liệm
Gần đến giờ nhập liệm, gia đình cần phải chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ đồ cúng (có thể hỏi những người lớn tuổi, các vị Sư hoặc Ban kẻ liệt (nếu gia đình theo Công giáo).
Phật giáo:
+ Chuẩn bị nhang, đèn, giấy vàng mã (nên nhờ người bán chọn giúp những loại thích hợp và phân làm từng phần: nhập liệm, cúng cơm, động quan, rãi dọc đường, hạ huyệt, mở cửa mã..., bạn chỉ cần cho người bán biết bạn muốn mua tất cả bao nhiêu tiền là đủ).
+ Chổ để quan tài, 2 bàn cúng (một bàn thờ Phật, một bàn 'vong'), 2 bộ chân đèn, 2 bát nhang, 2 trò, 2 dĩa trái cây, 2 bình bông và cơm, canh dành để cúng cơm (chay hoặc mặn).
+ Lập sẳn danh sách tất cả những người để tang theo thứ tự từ lớn đến nhỏ với các mục: Họ tên, tuổi (theo Âm lịch), quan hệ với người chết..(Thầy tụng sẽ đọc tên và phát tang trong lễ thành phục).
+ Treo hoặc dán bảng CÁO PHÓ trước cửa nhà ở vị trí dể quan sát. Bạn có thể lấy mẩu Cáo phó (in sẳn) của Trại hòm, điền vào những thông tin về người chết, ngày giờ nhập liệm, động quan, an táng...Riêng đối với những gia đình không muốn nhận tiền phúng điếu, tràng hoa, lễ vật...thì điền thêm vào Cáo phó. Ví dụ: " Gia đình xin miễn phúng điếu, tràng hoa cùng lễ vật. Xin cám ơn ".
+ Bắt đầu nhập liệm: Các con đi vào, con trai bên trái, con gái bên phải. Quí Thầy sẽ đọc kinh (nếu không có Thầy, gia đình có thể dùng máy phát thanh). Nhân viên dịch vụ sẽ tiến hành mặc bộ đồ tẩn liệm, quấn vải liệm...Lúc này con cháu qùy 2 bên, người con trưởng hoặc cháu đích tôn sẽ đến vuốt mắt người chết (nếu không nhắm thì có thể hơ lửa một miếng giấy cho nóng rồi vuốt từ trên xuống) rồi nâng đầu người chết, cùng với nhân viên mai tấng ' hạ thổ ' 3 lần (nâng tử thi nằm ngang vai rồi từ từ hạ thấp chạm đất), sau đó đặt vào quan tài một cách êm ái, đầu người chết được lót một gối nhỏ (làm bằng vải dồn trà hoặc bằng đất sét..).
+ Đồ khâm liệm thường được dùng bằng vải trắng. Nếu người chết lớn tuồi người ta còn dùng vải đỏ phủ lên trên. Dùng nhiều vải được gọi là Đại liệm, dùng ít vải gọi là Tiểu liệm. Để đảm bảo vệ sinh môi trường, các trại hòm thường dùng bao nylon cột chặt tử thi lại, túm 2 đầu bao bằng vải. Sau đó có thể bỏ vào quan tài một số quần áo cũ của người chết (sau khi đã cắt hết cúc). Những chổ còn trống trong quan tài sẽ được nhân viên mai táng chèn đầy bằng trภhoặc bằng bông lài khô...
+ Con cháu đến trước quan tài khấu đầu 2 lạy trước khi đóng nắp Áo quan. Chú ý: tang chủ không nên quá bi lụy, tránh để nước mắt rơi vào trong quan tài.
+ Trường hợp người chết đã cứng lạnh, người co rút không bỏ lọt vào trong Áo quan được, người ta có thể hơ lửa và nắn dần chân tay cho thẳng ra hoặc xoa bóp bằng cồn, rượu...Nếu thi hài to quá, người ta thường dùng 2 chiếc đủa cả để ở 2 bên mép áo quan rồi cho thi hài lọt xuống dần. Sau khi thi hài đã yên vị, cắt bỏ những dây buộc chân, tay, vai ,mông...để người chết có thể nằm thoải mái.
+ Mọi việc xong thì đậy nắp quan tài lại thật kỹ, đặt ở giữa nhà. Nếu ở nhà còn người lớn hơn thì đặt bên cạnh. Nhân viên mai táng sẽ trang trí đèn, lập bàn thờ phật, bàn vong, treo lá triệu (là tấm vải đỏ được viết bằng chử nho từ trên xuống, nội dung gồm tên, tuổi, địa chỉ của người chết...), đặt một cái siêu đất ở dưới quan tài, đổ dầu phộng vào nắp siêu đã được úp ngược, đốt đầu phộng bằng một cọng tim bứt...Dọn bàn vong gồm bát nhang, bình bông, chân đèn, trái cây, trà rượu, một chén cơm đầy có cắm một đôi đũa tre đặt ở giữa, hai bên là hai chén cơm lưng, mỗi chén có cấm một chiếc đũa...Làm lễ thiết linh: là lễ lập linh vị, con cháu đốt nhang vái lạy. Khi chưa chôn cất thì lấy lễ thờ người sống mà tế, do đó mỗi lần lạy chỉ lạy 2 lạy.
+ Lễ thành phục: là lễ phát tang, thường được tiến hành ngay sau khi nhập liệm. Thầy tụng sẽ phát tang hoặc con cháu tự mặc đồ tang để cúng tế và đáp lễ khi khách đến viếng. Trước khi thành phục, nếu có khách đến thì người chủ tang chưa ra tiếp, mà người hộ tang thay mặc tiếp khách và nói lời thông cảm với khách. Sau lễ thành phục mới chính thức phát tang. Lúc này, thân bằng cố hữu, bà con láng giềng mới đến phúng viếng.
Công giáo:
Theo đạo Công giáo, gia chủ không đặt nặng vấn đề cúng kiến, mà chủ yếu là đọc kinh cầu cho linh hồn người mất. Được sự giúp đở rất nhiệt tình của các vị Trùm và Ban kẻ liệt, gia đình chỉ cần chuẩn bị sẳn đồ tang phục (có một số người mặc đồ tang trườc khi nhập liệm).
Gần đến giờ nhập liệm, bà con Công giáo trong khu sẽ đến cùng gia đình đọc kinh, trước khi Cha Sở đến làm lễ. Đồ dùng tẩn liệm theo Công giáo là: vải trắng (không sữ dụng chiếu, vải đỏ)... Cha Sở làm lễ xong (khi người chết đã được đặt vào quan tài) liền ra về, phần nghi lễ còn lại do các Ông Trùm làm tiếp.
Nghi lễ Công giáo có phần trang nghiêm hơn Phật giáo. Bàn thờ theo Công giáo đơn giản là một bảng tên thánh, bình bông huệ trắng, cây thánh giá ... phía sau quan tài treo một tấm vải có thiêu tên giáo xứ, tên thánh của người chết. Trước nhà có treo bốn lá cờ nhỏ có thiêu chử. Ví dụ: Sống gởi thác về.
Lễ động quan
Hiện nay, ở các vùng quê người ta thường chỉ mua Quan tài còn công việc tẩn liệm và khiêng Quan tài thì do thanh niên trong làng (hoặc hội làng) đảm nhận. Khi xong việc gia chủ chỉ cần mời họ ở lại ăn uống là đủ. Tuy nhiên, ở thành phố mọi việc đều do các Trại hòm phụ trách.
Phật giáo:
Trước giờ động quan, thầy tụng đọc kinh, làm lễ Cáo đạo lộ (còn gọi là lễ Cúng đường). Tang chủ cần hỏi các Sư trước về cách sắp đặt lễ cúng, đồ cúng tại nhà cũng như tại nghĩa trang để chuẩn bị cho chu đáo.
Tiếp theo là lễ Bái quan: Khi được phép của gia chủ, người chấp hiệu (là người chỉ huy, đội trưởng của các nhân viên mai táng) sẽ điều khiển nhân viên hành lễ. Người phụ tá đốt đèn, nhang rồi phân phát cho từng nhân viên đang quỳ dọc hai hàng trước quan tài. Người chấp hiệu vái lạy, thắp nhang, cột khăn tang, đốt giấy vàng mã, rải gạo muối..
Sau đó, toàn bộ nhân viên đồng loạt qùy trước linh cữu lạy hai lạy, xin phép được di quan đến nơi an táng. Theo Phật giáo, khi khiêng quan tài thì tuân theo nguyên tắc đầu quan tài đi trước, chân quan tài đi sau. Các con trai chia nhau cầm bát nhang, hình, bài vị ... bước theo các vị Sư đi trước quan tài. Con gái, cháu, chắt ... phải đi sau quan tài. Khi linh cữu vừa ra khỏi nhà, gia chủ sẽ cho người đập vỡ cái siêu đất để dưới quan tài (với ý nghĩa là mong cho linh hồn người chết mau được siêu thóat).
Người chấp hiệu sẽ điều khiển cho quan tài quay lại chào nhà lần cuối. Quan tài được hạ đầu xuống ba lần. Ra khỏi nhà, quan tài được khiêng trên vai một đoạn rồi mới đưa lên xe tang. Nếu người chết lớn tuổi, người ta còn tổ chức ' đi bộ ' một đọan để những người già có thể đưa tiễn thêm. Đòan đi bộ do các Sư dẫn đầu, tiếp theo là cờ, lộng, một cái bàn có giá để treo tấm triệu, một bàn vong, đi kèm với bàn vong là các con trai, cháu đích tôn...Con cháu mang tang sẽ đi bộ theo sau xe tang. Những người có tang được che bằng Phương du (đó là một tấm bạt lớn, có bốn cây để chống bốn phía, đươc bốn người cầm), theo sau là những người đưa tiển. Nếu gia đình có mời ban nhạc thì ban Nhạc nam đi trước quan tài, ban Kèn tây sẽ đi sau. Đọan đường " Đi bộ " không nên quá dài vì dễ gây cảnh ùn tắc giao thông.
Đòan xe tang thường gồm có một xe chở các nhà Sư dẫn đầu. Theo sau là xe chở quan tài và các xe đưa khách chạy sau cùng. Gia đình nên chuẩn bị sẳn một lộ trình thống nhất, thông báo trước cho các tài xế hầu tránh trường hợp đòan xe bị cắt khúc, lạc đường. Tốc độ của đòan xe nhanh hay chậm do xe dẫn đầu quyết định.
Công giáo:
Lễ động quan theo Công giáo được chia làm hai phần. Đầu tiên, bà con trong họ sẽ đọc kinh trước giờ động quan. Sau đó linh cữu sẽ được đưa vào nhà thờ làm lễ. Thông thường, lúc sinh thời người chết đi lễ tại đâu thì sẽ được Cha Sở của nhà thờ đó làm lễ. Đặc biệt, nếu người chết đã từng làm Cha Sở hoặc người chết là cha, mẹ của Cha Sở hay các vì nữ tu thì sẽ được nhiều Cha đến làm lễ Đồng tế. Người theo đạo công giáo ít khi mời các ban Nhạc nam mà họ thường chỉ sử dụng Ban kèn tây khi đưa tiễn.
Copyright 2009 by cosomaitangvinhphuoc.com
.
Trại hòm, trai hom, dich vu mai tang, dịch vu mai táng, dich vụ tang lễ, trai hòm, dich vu
Tang phục
Ngày xưa, người ta qui định có năm hạng tang chế là: Đại tang (3 năm), cơ niên (1 năm), đạii công (9 tháng), tiểu công (5 tháng)...Ngày nay, phong tục này đã được giãm gọn lại rất nhiều. Đồ tang thường được may bằng vải sô (vải mùng) hoặc vải tám màu trắng. Bạn nên nhờ các Trại hòm lo giúp, giá khoảng 20.000-25.000/bộ. Nhìn vào bộ tang phục, người ngoài có thể phân biệt ai là con ruột, con rể, con dâu ... của người chết.
+ Con trai, cháu đích tôn : Áo, quần, mũ rơm quấn đầu, dây chuối, dây đai thắt lưng và gậy tang (để tang cho cha dùng gậy tre, để tang cho mẹ dùng gậy vong). Riêng một số gia đình Công giáo không sử dụng dây rơm và gậy.
+ Con gái, con dâu: Áo, quần, khăn trùm đầu.
+ Con rể: quần, khăn cột đầu.
+ Cháu nội, ngọai: khăn trắng cột đầu có chấm xanh, đỏ để phân biệt.
+ Cháu cố: khăn vàng cột đầu.
Hiện nay, tùy theo hoàn cảnh từng người mà thời gian để tang thường được kéo dài khoảng từ một năm, 100 ngày, 49 ngày, hoặc ngay sau khi mở cửa mã.
Có một câu hỏi thường được đặt ra là: Trong trường hợp người con chết trước cha mẹ thì cha mẹ có phải để tang cho con không ?
Theo " Thọ mai gia lễ ", để tang là việc thể hiện tình nghĩa, thể hiện lòng thương xót giữa kẻ mất, người còn. Như vậy, chẳng những thân thích mà người ngoài đến phúng viếng cũng nên đeo băng tang. Cha mẹ có thể để tang con, ông bà cũng có thể để tang cháu.
Tuy nhiên, theo quan niệm phương Bắc " Phụ bất bái tử " (cha không lạy con) và con cháu chết trước cha mẹ là nghịch cảnh, là bất hiếu, con chưa kịp báo hiếu cha mẹ đã trốn nợ đời. Vì vậy, chẳng những cha mẹ không để tang con mà ngược lại, khi khâm liệm còn phải quấn lên đầu một vòng tang trắng. Cha mẹ có khi vì quá đau buồn, đã ngất lịm đi bên mộ huyệt của con, nên cha mẹ nhiều khi không đưa tang con là đúng.
Ngày nay, người ta thường áp dụng phương cách sau: Cha mẹ không để tang con nhưng vẫn thắp nhang, khi tẩn liệm xong đặt một hoặc hai mãnh khăn trắng lên trước đầu quan tài, thay thế cho việc con phải để tang cha, mẹ sau này (khi cha mẹ mất) trong thời gian để quan tài tại nhà. Thiết nghĩ, đó là việc làm hợp tình hợp lý.
Copyright 2009 by cosomaitangvinhphuoc.com
Công việc chuẩn bị - Những việc cần làm ngay
@ + Dời người sắp chết sang gian phòng chính, thường là quay đầu về hướng đông. Tuy nhiên, tại thành thị nhà cửa chật hẹp, nên người ta đặt người thân nằm theo một trong hai hướng sau:
+ Đầu quay vào trong nhà : Người Việt.
+ Đầu quay ra đường : Người gốc Hoa.
@ + Dò hỏi xem người bệnh có trăng trối lại gì không, còn mong gặp lại người nào đó trước lúc ra đi ?.
@ + Phân công canh giử để luôn luôn có người túc trực ở bên cạnh.
@ + Làm các lễ cầu nguyện theo từng tôn giáo: Công giáo có lễ xức dầu (Cha xứ đến tận nhà làm lễ), Phật giáo thì có lễ cúng cầu an, cầu siêu cho người sắp mất (hoặc được thay thế bằng cách sử dụng băng từ, đĩa CD ...).
@ + Chuẩn bị vật dụng để tắm gội và khâm liệm cho người chết.
@ + Khi người thân vừa qua đời, cần phải bình tỉnh, cố gắng đè nén đau thương để có thể tổ chức Lễ tang được chu toàn.
@ + Người thân tự tay lễ tắm gội cho người mất. Trừ trường hợp bất đắc dĩ, ta không nên để người ngoài làm thay. Người mất được thân nhân lau mình bằng nước ấm hoặc rượu bằn khăn sạch, cắt móng tay, móng chân. Sau đó mặc cho người chết bộ quần áo thường ưa dùng nhất hoặc áo Phật (theo Phật giáo) hay áo phép (theo Công giáo), rồi đặt thi thể lên giường, xếp chân tay cho ngay ngắn (nếu cần thì lấy dây vải cột hai ngón chân cái lại). Riêng các gia đình theo phật giáo thì đặt một nải chuối sống lên bụng và còn cho thêm một ít gạo, một ít giấy vàng mã, vài đồng tiền xưa (theo qui luật " Nam thất, Nữ cữu " ) vào miệng, vào nắm tay hoặc vào túi nhỏ đem theo bên mình người chết.
@ + Trong thời gian chờ đợi (chưa nhập liệm) cần đắp chăn hoặc chiếu, buông màn che phủ người chết. Tạm thời đặt một chiếc ghế con ở phía trước đầu, trên ghế nếu gia đình theo Phật giáo thì đặt một bát cơm úp, một quả trứng, dựng một đôi đũa lên bát cơm và thắp hương. Nếu gia đình theo Công giáo thì đặt lên ghế một miếng giấy bìa cứng có ghi tên Thánh của người chết . Tuyệt đối không xịt nước hoa vào người chết (mùi nước hoa kỵ với mùi của tử thi).
@ + Dọn dẹp nhà cửa cho thông thoáng, chuẩn bị chổ để đặt Quan tài, bàn cúng, bàn tiếp khách ...
@ + Mau chóng làm Đơn xin phép mai táng , trình cho Ủy ban phường xã tại nơi chết (Chú ý: Chết ở đâu xin phép mai táng ở đó, người đứng tên khai là người có Hộ khẩu thường trú tại nơi có người chết ), thông báo cho họ hàng gần xa hay tin.
@ + Họp bàn với gia đình cách thức tiến hành Lễ tang, xác định thời gian nhập liệm, động quan, địa điểm an táng, hỏa táng....Thông thường người nhà phải hỏi thêm ý kiến các nhà Sư (phật giáo) hoặc Hội đồng giáo xứ (Công giáo) để xác định thời gian thích hợp nhất.
@ + Liên hệ đến các Cơ sở dịch vụ Mai táng để chọn mua Quan tài và thảo luận hợp đồng các dịch vụ khác.
Copyright 2009 by cosomaitangvinhphuoc.com
.