Đức Gioan Phaolô 2: Giáo Hoàng Của Kỷ Lục Và Kỷ Lục Của Giáo Hoàng
01.05.2011 20:23
Đức Gioan Phaolô II bị ám sát
Những ngày gần đây, giới truyền thông báo chí đăng tải nhiều về Đức Gioan Phaolô 2. Ngài là vị Giáo Hoàng của thế kỷ 20; và là vị Giáo Hoàng của sách kỷ lục Guiness. Các kỷ lục của Đức Gioan Phaolô 2 rải đều suốt hành trình 26 năm, hành trình của lòng tin tưởng và sự thương xót.
Dưới đây là một số niên biểu quan trọng trong triều đại của vị Giáo Hoàng đầy kỷ lục này. Mỗi niên biểu cho thấy những sự kiện tương tự ít diễn ra với phần đông các Giáo Hoàng trước đó. Tài liệu do AFP sưu khảo và đăng tải trên điện báo MSN hôm 3.4.2005. Bản chuyển ngữ của MaiTá.
1978
16 tháng 10: Hồng Y Karol Wojtyla của Ba Lan được bầu làm Giáo Hoàng thứ 263 đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Rô-ma. Vị tân Giáo Hoàng tự đặt tên cho mình là Gioan Phaolô 2, tiếp tục ngôi vị của người tiền nhiệm là Đức Gioan Phaolô 1 chỉ tại vị có 33 ngày.
1979
25 tháng Giêng: Đức Gioan Phaolô 2 thực hiện chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài (trong tổng số 104 lần) với cương vị Giáo Hoàng. Trong chuyến đi này, ngài ghé Cộng Hòa Dominique và Mexico.
14 tháng 3: Tông Hiến đầu tay mang đề tựa Redemptor hominis bàn về nhân phẩm con người.
2-6: Lần đầu về thăm quê hương Ba Lan sau ngày nhậm chức Giáo Hoàng. Trong chuyến viếng thăm quê nhà lần này, ngài khuyên đồng bào: “Đừng sợ !”
7 tháng sáu: Về thăm quê hương lần đầu, ngài cũng ghé trại tập trung Auschwitz của Đức Quốc Xã. Trại này nằm sát quê làng Krakow, nơi ngài sinh trưởng.
2 tháng 10: Đức Gioan Phaolô 2 lần đầu tiên phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở New York.
1980
4 tháng 4 : Lần đầu xưng thú tội lỗi với tư cách Giáo Hoàng tại Đền Thờ Thánh Phêrô .
2 tháng 5 : Công du Châu Phi thăm các nước Zaire, Congo, Kenya, Ghana, Thượng Nguồn Volta (bây giờ là Burkina Faso ) và Bờ Biển Ngà.
30 tháng 11 : Ra Tông Hiến thứ nhì, Hiến Chương Dives in Misericordia nói về lòng thương xót Chúa.
1981
13 tháng 5: Phạm nhân người Thổ Nhĩ Kỳ là Mehmed Ali Agca đã bắn 3 phát súng vào Đức Giáo Hoàng gây thương tích vùng bụng, tay trái và cánh tay phải.
1982
Tháng 5 – 6: Kinh lược Mục Vụ thăm các nước Anh và Argentine trong cố gắng giải hòa tranh chấp về hải đảo Faulklands (Manvinas).
1983
4 tháng 3: Thăm nước Nicaragua. Nơi đây các ủng hộ viên đảng cầm quyền Sandinista đã nhạo báng Đức Giáo Hoàng.
16 tháng 6: Về thăm quê hương Ba Lan lần thứ nhì. Trong lần thăm này, ngài thách thức nhà cầm quyền CS đã dám dùng tình trạng thiết quân luật để đàn áp dân lành.
28 tháng 12: Thăm phạm nhân mưu sát nhân hụt Mehmed Ali Agca ngay tại trại giam bên trong Rô-ma.
1984
18 tháng 2: Tái ký kết với Cộng Hòa Ý Thỏa ước Laterano thành lập từ năm 1929.
12 tháng 6: Thăm Hội Đồng Đại Kết các Giáo Hội tại Geneva.
7-7: Lên tiếng phản kháng phong trào phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
1985
17 tháng 11: Gửi thư riêng cho tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh tụ Xô-viết Mikhail Gorbachev nhân cuộc họp thượng đỉnh ở Geneva.
1986
13 tháng 4: Thăm đột xuất Đền Thờ Do-thái giáo lớn nhất Rô-ma. Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên đến thăm đền thờ này. Và, ngài cũng đã cầu nguyện bên thầy Thượng Tế Do-thái là Elio Toaff.
27 tháng 10: Tham gia ngày Thế Giới Vì Hòa Bình tổ chức tại Assisi, một làng nhỏ thuộc miền trung nước Ý. Lễ hội này có 60 đại diện các Giáo Hội thuộc Kitô Giáo và ngoài đạo tham dự.
1987
6 tháng 6: Tổng thống Mỹ Ronald Reagan chính thức yết kiến ĐGH.
3 tháng 12: Ban hành Hiến Chế Sollicitudo Rei Socialis (Các quan ngại xã hội ). HIến Chế lên án các ý thức hệ kinh tế chính trị ở cả phương Tây lẫn Đông Phương.
1989
1 tháng 12: Chủ tịch Mikhail Gorbachev, lãnh tụ đảng Cộng Sản Xô-viết, lần đầu đến thăm Giáo Hoàng.
1991
15 tháng 1: Viết thư gửi tổng thống Mỹ Geroge Bush (cha) và tổng thống Saddam Hussein trong nỗ lực ngăn chặn cuộc chiến xảy ra ở vùng Vịnh.
4 táhng 3: Hội kiến với các Giám Mục đại diện các nước đến từ những quốc gia có dính líu trực tiếp đến chiến tranh vùng Vịnh.
1992
12 tháng 7: Giải phẫu cắt bỏ bướu độc đường ruột.
1993
9 tháng 5: Vạch mặt đám tội phạm Mafia trong lần ghé đảo Sicily.
6 tháng 8: Ban hành Hiến Chế Veritatis Splendor ( Chân lý rực rỡ ) tái xác định quan điểm truyền thống của Giáo Hội Công Giáo Rô-ma về luân lý và đạo đức.
4 tháng 9: Lần đầu thăm các nước cựu thành viên khối Xô-viết: Lithuania, Latvia, Estonia.
11 tháng 11: Chỉnh hình xương vai bên phải sau lần bị ngã, phải giữ cho xương vai bất động suốt một tháng.
30 tháng 12: Ký kết hiệp định bang giao giữa Tòa Thánh và Israel.
1994
28 tháng 4: Có vết nứt xương ở đùi vào lần bị ngã tại phòng tắm.
25 tháng 10: Khởi đầu liên hệ làm việc với “các giới chức đại diện thường trực” của tổ chức Giải Phóng Palestine.
1995
11 tháng 1: Ghé thủ đô Manila, Philippines cử hành ngày Hội Trẻ Thế Giới lần thứ 10 có 4 triệu người trẻ tham dự. Đây là lễ hội đông nhất từ trước tới nay trong triều đại Giáo Hoàng của ngài.
25 tháng 3: Ban hành tông hiến Evangelicum Vitae ( Phúc âm và Đời sống ) cương quyết phản đối phương pháp ngừa thai và an tử.
1996
7 tháng 10: Chịu cuộc giải phẫu ruột dư.
1998
12 tháng 3: Ký kết Văn Kiện “We remember: A Reflection on the Shoah” (Ta nhớ lại: một suy niệm về Shoah)
1999
5 – 17 tháng 6: Về thăm quê hương Ba Lan 13 ngày. Đây là chuyến về quê lần thứ 4 và là hành trình mục vụ bên ngoài nước Ý kéo dài nhiều ngày nhất. Ngài đành hủy bỏ nhiều buổi hẹn với các chức sắc vì trở bệnh.
2000
24 tháng 2: Thăm Ai Cập trong chuyến hành hương đầy kỷ niệm vào năm 2000 để ghé thăm đất nước làng mạc của Kinh Thánh.
12 tháng 3: Chính thức xin lỗi cùng tòan thể thế giới về những sai trái và lỗi lầm mà Giáo Hội đã vi phạm hoặc làm ngơ trong suốt 2000 năm lịch sử.
20 – 26 tháng 3: Lần đầu tiên thăm viếng Israel, 36 năm sau lần thăm viếng trước đó của Giáo Hoàng tiền nhiệm là Đức Phaolô 6. Chuyến viếng thăm lần này được đánh giá như thành phần của cuộc hành hương về nguồn theo chân Mô-sê và Đức Kitô về với Đất Thánh. Trong nghi lễ được cử hành tại đài tưởng niệm Yad Vashem ở Giê-ru-sa-lem, và tại Bức Tường Than Khóc vào ngày thứ 26, Đức Gioan Phaolô 2 đã lập lại lời xin lỗi người Do thái về các sơ xuất lầm lỡ mà Hội thánh khi xưa đã phạm.
2001
4 – 9 tháng 5: Thăm Hy lạp và Syria. Tại thủ đô Damascus của Syria, ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên đã bước vào Thánh Đường Hồi Giáo tại một nước theo đạo Hồi.
2002
24 tháng 1: Triệu tập buổi họp liên tôn tại Assisi cầu nguyện cho hòa bình và để ngăn chặn những ám ảnh của khủng bố và tranh chấp.
11 tháng 2: Thiết lập thêm 4 Giáo Phận mới tại nước Nga. Nhân đây, ngài cũng hủy bỏ chuyến viếng thăm của Hồng Y Walter Kaspar, bộ trưởng phụ trách các vấn đề đại kết, sau khi có lời cáo buộc từ phía nhà cầm quyền theo Đạo Chính Thống ở tại Mạc Tư Khoa về chuyện “Giáo Hội đã có hành động bất thân thiện với Giáo Hội Nga”.
16 – 19 tháng 8: Lần thứ tám về thăm Ba Lan. Lần này, ngài hứa sẽ ở lại chức vụ Giáo Hoàng cho đến chết.
2003
17 tháng 4: Ban hành Tông Hiến thứ 14, tức Hiến Chế Ecclesia de Eucharistia (Giáo Hội với Bí Tích Thánh Thể). Hiến chế đặt nặng tầm quan trọng của Thánh Lễ và Bí Tích Thánh Thể. Sau đó, tìm cách tránh bất cứ mưu toan nhằm đả phá niềm tin của người Công Giáo.
5 – 9 tháng 6: Thăm Croatia. Đây là chuyến công du nước ngoài lần thứ 100 của ngài. Thời gian được tính tóan cặn kẽ để chuyến công du phù hợp với ý nghĩa là ngài đã du hành đường dài tương đương gấp ba lần chiều dài từ trái đất đến mặt trăng.
24 tháng 9: Hủy bỏ mọi cuộc triều yết hàng tuần vì bệnh đau bao tử tái phát. Quan ngại về sức khỏe của Đức Giáo Hoàng ngày một gia tăng. Nhất là khi ngài không thể kết thúc được buổi nói chuyện với dân chúng nước Slovakia.
30 tháng 9: Hồng Y người Áo là Hồng Y Christoph phá vỡ sự im lặng của Giáo Hội về tình trạng sức khỏe của Đức Giáo Hoàng. Hồng Y đã tiết lộ rằng Đức Giáo Hoàng “sắp qua đời”. Tiết lộ đưa ra trong cuộc phỏng vấn với giới truyền thông.
16 tháng 10: Tòan Giáo Hội cử hành năm thứ 25 ngày Đức Gioan Phaolô 2 trở thành Giáo Hoàng.
2004
14 tháng 3: Ngài trở thành vị Giáo Hoàng tại chức lâu thứ ba trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo.
14 – 15 tháng 8: Hành hương Lộ Đức, Pháp quốc. Tại đây ngài tham dự lễ kỷ niệm lần thứ 150 ngày Giáo Hội tuyên bố tín lý Đức Maria Đồng trinh thụ thai Đức Kitô Giê-su.
2005
1-2 : Vội nhập viện vì chứng khó thở do bệnh cúm.
10 tháng 2: Chỉ xuất viện 14 ngày sau khi bệnh cũ tái phát. Ngài phải trải qua điều trị về khí quản.
13 tháng 3: Rời bệnh viện sau 18 ngày điều trị.
27 tháng 3: Lần đầu tiên không thể ban phép lành Phục Sinh cho dân chúng được. Ngài cũng không đủ sức cử hành Thánh Lễ tuần Phục Sinh.
31 tháng 3: Vatican công bố sức khỏe của Đức Thánh Cha xuống cấp nghiêm trọng. Ngài lại lên cơn sốt sau khi bị nhiễm trùng đường tiểu. Bác sĩ tuyên bố “ngài đang nhuốm bệnh. Sức khỏe rất tệ.”
2 tháng 4: Đức Gioan Phaolô 2 tạ thế, hưởng thọ 84 tuổi.
Tài liệu và bản dịch của MAI TÁ ( Úc )