Mùa Thường Niên - Cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các thế hệ trẻ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Mùa Thường Niên - Cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các thế hệ trẻ


 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Hỗ trợ trực tuyến
     
         Hoàng Admin 
Latest topics
» Praesidium Đức Mẹ Lên Trời Vạn Giã
Học cách nhớ lâu và làm bài thi môn Địa lý Icon_minitimeTue Sep 17, 2013 9:41 am by QuốcToàn

» Thánh đường Giáo xứ Vạn Giã
Học cách nhớ lâu và làm bài thi môn Địa lý Icon_minitimeFri Jun 29, 2012 11:52 am by tqhoangvg

» Hình ảnh Giáng Sinh Vạn Giã năm 2011
Học cách nhớ lâu và làm bài thi môn Địa lý Icon_minitimeMon Dec 26, 2011 5:32 pm by chaphu

» Cuba sẽ chào đón Đức Thánh Cha với tấm lòng yêu mến và kính trọng
Học cách nhớ lâu và làm bài thi môn Địa lý Icon_minitimeThu Dec 22, 2011 4:19 am by chaphu

» Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI thăm các tù nhân
Học cách nhớ lâu và làm bài thi môn Địa lý Icon_minitimeThu Dec 22, 2011 4:19 am by chaphu

» Chúa nhật IV Mùa Vọng: MỪNG VUI LÊN
Học cách nhớ lâu và làm bài thi môn Địa lý Icon_minitimeSat Dec 17, 2011 3:04 pm by chaphu

» Gặp gỡ Kitô giáo-Hồi giáo bàn về quốc gia Palestine tương lai
Học cách nhớ lâu và làm bài thi môn Địa lý Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:35 am by chaphu

» 4 nguyên tắc sống để có hòa bình ở Trung Đông
Học cách nhớ lâu và làm bài thi môn Địa lý Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:34 am by chaphu

» Chúa nhật III mùa vọng: NIỀM VUI THẬT
Học cách nhớ lâu và làm bài thi môn Địa lý Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:31 am by chaphu

» Thứ bảy tuần II mùa vọng: Êlia đã đến rồi
Học cách nhớ lâu và làm bài thi môn Địa lý Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:26 am by chaphu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Thủ đô hà nội

Cố đô huế

Tp Quy Nhơn Click for Qui Nhon, Viet Nam Forecast
Tp Nha Trang Click for Nha Trang, Viet Nam Forecast
Tp Hồ Chí Minh
Tra từ điển

Tra theo từ điển:



November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 
CalendarCalendar

 

 Học cách nhớ lâu và làm bài thi môn Địa lý

Go down 
Tác giảThông điệp
chaphu

chaphu


Tổng số bài gửi : 657
Join date : 17/02/2011
Đến từ : Hòa Nghĩa- Cam Lâm-Khánh Hòa

Học cách nhớ lâu và làm bài thi môn Địa lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Học cách nhớ lâu và làm bài thi môn Địa lý   Học cách nhớ lâu và làm bài thi môn Địa lý Icon_minitimeThu Mar 31, 2011 5:32 am

| Giáo dục Thứ Tư, 30/03/2011 15:22
Học cách nhớ lâu và làm bài thi môn Địa lý
Những số con số nhằng nhịt hoặc dãy số liệu dài lê thê khiến không ít teen “hãi” môn Địa lý. Tuy nhiên, theo cô Trần Thị Bích Liên, nếu có phương pháp học hiệu quả, việc nhớ và đoạt điểm cao môn Địa lý không khó.

>>Bí quyết đạt điểm cao môn Địa của Thủ khoa Báo chí
Cô Trần Thị Bích Liên, giáo viên Địa lý, PTTH chuyên Nguyễn Huệ cho rằng, việc ôn tập sẽ thực sự khó khăn nếu học sinh coi Địa là môn học thuộc lòng. “Lối tư duy và suy luận logic, kỹ năng khái quát kiến thức, khai thác mối quan hệ các đối tượng địa lý… và quan trọng nhất là có phương pháp học hiệu quả sẽ giúp học sinh đạt kết quả tốt môn Địa lý”, cô Liên chia sẻ.
Nắm vững kiến thức cơ bản bằng sơ đồ hình xương cá

Không chỉ riêng môn Địa lý mà ở tất cả các môn học khác, việc nắm vững kiến thức cơ bản là vô cùng quan trọng. Nhưng với lượng kiến thức lớn nếu chỉ học thuộc lòng không ít học sinh rơi vào tình trạng “học trước quên sau”.

Học cách nhớ lâu và làm bài thi môn Địa lý T539810

Có phương pháp học, việc ôn thi môn Địa lý sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ảnh minh họa

Một phương pháp giúp học sinh dễ nhớ hơn là dùng sơ đồ hình xương cá nhằm hệ thống, khái quát kiến thức cơ bản. Cụ thể, chúng ta có ba phần chính là: Địa lý tự nhiên và dân cư; Địa lý các ngành kinh tế và Địa lý vùng kinh tế. Trong mỗi phần này lại chia ra từng bài, trong từng bài lại có từng ý lớn. Như vậy, sau khi đã có được khung của toàn chương trình, học sinh đã có được một hình dung về những nội dung cơ bản mà mình cần ôn tập để “đắp thịt” vào.
Khi làm bài thi, sơ đồ hình xương cá sẽ giúp học sinh nhớ nhanh và triển khai ý mạch lạc hơn nhiều. Sau khi đọc đề, thí sinh chỉ cần dành ra vài phút để vạch lại sơ đồ, từ đó các ý lớn, ý nhỏ được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc theo các đề mục. Chỉ cần thêm các dẫn chứng chi tiết là có một câu trả lời hoàn chỉnh.
Một điều nữa mà học sinh thường “sợ” ở môn Địa lý đó là việc có quá nhiều các con số, hoặc một dãy số liệu quá dài. Tuy nhiên, một mẹo nhỏ là các bạn không nhất thiết phải nhớ chính xác các con số. Trong một số trường hợp có thể chỉ cần đưa ra những con số tương đối.
Học sinh cũng không nhất thiết phải nhớ hết cả một dãy số liệu quá dài nhưng nhất thiết phải nhớ được những số liệu cơ bản làm dẫn chứng cho bài viết. Ví dụ: dẫn chứng về tốc độ gia tăng dân số nước ta thì cần nắm được những mốc quan trọng, thường là đầu – cuối hoặc những năm có sự biến động lớn như tăng, giảm đột ngột....
Học cách nhận dạng nhanh để làm biểu đồ

Phần vẽ biểu đồ hoặc phân tích bảng số liệu hầu như đề thi nào cũng có. Phần này đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng nhận dạng để có cách làm bài nhanh nhất. Học sinh có thể dựa vào một số gợi ý sau đây để có cách lựa chọn các dạng biểu đồ cho phù hợp:
- Biểu đồ tròn: Thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỷ lệ % tương đối)
- Biểu đồ cột chồng: Thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỷ lệ % tuyệt đối)
- Biểu đồ cột đơn: Thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm
- Biểu đồ cột kép: Thể hiện sự so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị quan một số năm
- Biểu đồ đường: Thể hiện sự diễn biên của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm
- Biểu đồ đường kết hợp với cột: các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc so sánh các đối tượng với cùng một đối tượng chung
- Biểu đồ miền kết hợp với đường: Thường dùng biểu đồ này trong trường hợp đặc biệt: ví dụ tỷ lệ xuất và nhập, cán cân xuất nhập khẩu, tỷ lệ sinh tử…
Trong việc phân tích biểu đồ nhiều khi phải đổi số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối. Bước này tuy rất đơn giản nhưng lại dễ nhầm lẫn. Vì thế, nên kiểm tra lại sau khi viết kết quả vào bài thi.
Ngược lại, khi phân tích bảng số liệu phải dựa vào số liệu tuyệt đối. Chú ý các mốc đột biến như tăng vượt bậc hay giảm mạnh. Khi viết phân tích cần có cái nhìn tổng thể sau đó đi từng bộ phận. Vì thế, nên có một câu mở đầu tóm lược ý ngắn gọn nhất của đề bài trước khi nhận xét từng đối tượng cụ thể.
Sử dụng Atlat hiệu quả và vận dụng kiến thức thực tế để tạo dấu ấn cho bài thi

Tôi thấy rằng, phần lớn học sinh đều chưa biết cách vận dụng tối đa tính năng của Atlat. Atlat có thể là công cụ hữu hiệu để nhớ nhanh các dẫn chứng cho bài thi mà không cần phải học thuộc lòng. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể sử dụng Atlat như một nguồn số liệu (thay vì phải nhớ rất nhiều số liệu từ SGK). Ví dụ, số liệu về dân số Việt Nam qua các năm hay tên của các đô thị, các trung tâm công nghiệp, các bãi biển du lịch...
Ngoài ra, một điều không kém phần quan trọng giúp bài thi của học sinh có chiều sâu và chiều rộng đó là vận dụng những kiến thức ngoài SGK. Các bạn có thể đọc các sách hướng dẫn tham khảo, theo dõi tin tức sự kiện thực tiễn để làm dẫn chứng thuyết phục trong bài. "Tôi thường đánh giá cao những bài viết có như sự thể hiện dấu ấn cá nhân của học sinh như thế", cô Liên nói.
LÊ TRANG

Theo Bưu Đ
iện Việt Nam
Về Đầu Trang Go down
 
Học cách nhớ lâu và làm bài thi môn Địa lý
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» 4 cách giúp bạn tự tin khi đi du học
» NHỮNG NGƯỜI TÔN SÙNG ĐỨC MẸ MỘT CÁCH SAI LỆCH
» Học cách… quên để làm tốt bài thi môn Sử
» Bảy Cách Chữa Nhức Đầu
» Cách giới thiệu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Mùa Thường Niên - Cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các thế hệ trẻ :: Cộng đồng HIỆP NHẤT VẠN GIÃ (HNVG) :: Góc chia sẻ-
Chuyển đến