Cách giới thiệu
Có khi bạn cảm thấy lúng túng không biết giới thiệu một người bạn của mình với một người lớn hơn, hay một người khác… Kiểu như, bạn chẳng biết nói gì hoặc là nói vậy thì có đúng không. Vậy thì bạn hãy xem thử những chỉ dẫn sau đây:
Trước tiên, nên nhớ là hãy từ từ thôi, đừng vội vàng khi giới thiệu. Hãy dừng một phút để suy nghĩ xem bạn đang giới thiệu ai, và với ai mà họ đang được giới thiệu.
Giới thiệu hai người bạn khác phái: Người con trai luôn được giới thiệu với cô gái, bất kể tuổi tác của anh ta. Hãy nhìn vào cô bạn gái của bạn và nói tên cô ta trước, rồi xoay sang người con trai giới thiệu tên anh ta. Ví dụ: "Chi, đây là Danh. Còn đây là Chi".
Giới thiệu hai người bạn cùng phái: Nếu hai người, có một người lớn hơn người kia, thì giới thiệu người nhỏ hơn với người lớn hơn. Ví dụ: "Anh Khoa, đây là Thanh bạn em. Còn đây là Khoa, anh tôi". Còn nếu như họ tuổi gần nhau, thì giới thiệu người nào trước cũng được.
Con trai thường bắt tay nhau: Khi giới thiệu bạn trai với nhau thì họ thường bắt tay nhau. Nhưng nếu là hai người khác phái thì chỉ khi nào người con gái đưa tay ra trước, thì người con trai mới nên bắt tay. Nếu cô ta không tỏ ý muốn bắt tay thì người con trai chỉ nên khẽ cuối đầu thôi.
Con gái thì lại ít khi bắt tay với nhau. Dù không có quy luật nào nói rằng việc các cô gái bắt tay nhau là không hay, nhưng khi họ được giới thiệu thì thường họ chỉ mỉm cười và chào hỏi bình thường thôi.
Giới thiệu một người bạn của mình với người lớn tuổi hơn: Luôn nói tên của người lớn tuổi trước. Ví dụ: "Thưa Dì, đây là Thanh, bạn của con. Thanh, đây là dì tôi".
Giới thiệu bạn bè với cha mẹ mình: Không nên nêu rõ tên cha mẹ của mình. Câu đúng để nói là: "Thưa cha, đây là Thanh, bạn của con".
Giới thiệu một cô gái trên mười sáu tuổi với người lớn hơn là đàn ông: Người đàn ông luôn được giới thiệu với cô ta trước, bất kể đến tuổi tác của ông. Ví dụ: "Chi đây là cha của tôi. Thưa cha, đây là Chi, bạn con".
Giới thiệu cha mẹ bạn với người lớn tuổi: Nên giới thiệu về cha mẹ mình trước. Chẳng hạn, để giới thiệu mẹ bạn với cô giáo, nên nói "Thưa cô, đây là mẹ em".
Khi bạn được giới thiệu với người bạn khác, bạn nên nhìn vào người đó, mỉm cười và nói "Anh khỏe không?"… Câu hỏi này sẽ tốt hơn nếu bạn muốn tạo sự thân mật, thoải mái giữa bạn và người bạn mới. Những câu như "Rất vui mừng được gặp anh!" hay "Chào!" sẽ tạo cảm giác sáo hoặc đơn điệu…
Việc biết khi nào cần giới thiệu cũng quan trọng như việc biết cách giới thiệu như thế nào. Khi bạn đưa một người bạn đến nhà của người khác thì bao giờ cũng phải giới thiệu người đó với người mà bạn tới nhà. Nếu gặp người nào đó ngoài đường phố, mà người đó dừng lại nói chuyện khá lâu thì người đó cần phải được giới thiệu với bất kỳ ai đang đi cùng bạn. Bất kỳ người bạn nào mà bạn dẫn về nhà cũng phải được giới thiệu với các thành viên của gia đình mình. Không nên để một người đứng chờ trong khi bạn nói chuyện với người trong nhà mà anh/cô ta không quen biết.
Không nên giới thiệu những người gặp nhau ngắn ngủi, chẳng hạn như người chỉ gặp nhau qua đường mà bạn chỉ có đủ thời gian để nói lời chào vui vẻ…