TRẢ LỜI V/V: AN TÁNG TRONG GIÁO XỨ
I. Lâu nay trong giáo xứ chúng ta, có những trường hợp liên hệ đến những người được hay không được nhận an táng theo nghi thức Giáo hội, vì thế có nhiều người thắc mắc, nay được phép cha sở thông qua Ban Hành Giáo, tôi linh mục phó xứ xin trả lời thắc mắc trên chiếu theo triệt 1 điều 1184 và điều 1185 của bộ giáo luật và những điểm đặc thù của linh mục giáo phận Nha Trang số 20 khoảng 2 trang 22 về việc an táng như sau:
Nếu họ (người chết hay gia đình) không tỏ một dấu hiệu thống hối nào trước khi chết, thì phải từ chối an táng theo nghi lễ Giáo hội:
1. những người bội giáo, lạc giáo và ly giáo cách tỏ tường:
2. những người chọn hỏa táng thi hài của mình vì những lý do nghịch với Ðức Tin Kitô Giáo;
3. những tội nhân trống trải khác (nguội lạnh, trể nải, thường xuyên cờ bạc, hút xách và uống rượu say, chiếm đoạt tài sản của Giáo hội như lấn đất nhà thờ, xúc phạm đến Đấng Bản Quyền, các vị có chức thánh), mà việc an táng theo nghi thức Giáo Hội chắc chắn sẽ sinh gương xấu công khai cho các tín hữu.
Ðiều 1185: Người nào không được mai táng theo nghi thức Giáo Hội, thì cũng không được làm lễ quy lăng cho họ.
II. Lâu nay trong giáo xứ chúng ta, khi có người qua đời, việc tẩn liệm và nghi thức hạ huyệt được giao trách nhiệm cho 2 vị trong Hội đồng Giáo xứ, qua những thắc mắc trong cuộc họp HĐGX ngày 06.03, nay được phép cha quản xứ, thông qua Hội đồng Giáo xứ, tôi linh mục phó xứ xin trả lời thắc mắc trên chiếu theo:
1. triệt 3 điều 230 của bộ giáo luật: “nơi nào nhu cầu Giáo hội đòi hỏi và thiếu thừa tác viên, thì các giáo dân dù không có tác vụ đọc sách và giúp lễ, cũng có thể thay thế họ làm một số việc, như thi hành tác vụ Lời Chúa, chủ tọa các buổi cầu nguyện, rửa tội và cho rước lễ theo các quy tắc luật định (những người này phải có phẩm chất đạo đức được cha sở chỉ định, có bổn phận thủ đắc sự huấn luyện thích hợp để có thể chu toàn nhiệm vụ cách ý thức, tận tâm và cần mẫn).
2. Những đặc thù của linh mục giáo phận Nha Trang số 5 trang 6: “Các cha xứ phải hết sức nêu cao lòng nhiệt thành tông đồ (những người trong HĐGX, giáo lý viên, ca đoàn, bà mẹ công giáo, trợ táng…) cũng như triệt 3 đã nêu ở trên của điều 1184, nhất là điều 986 triệt 2 và điều 1004 triệt 1:
a. việc đi kẻ liệt (ban bí tích hòa giải, bí tích xức dầu bệnh nhân và rước Mình Thánh Chúa) cho người đau yếu, bệnh nhân sắp đi bệnh viện và người nguy tử là việc hết sức cần thiết chỉ có linh mục cử hành vì lợi ích phần rỗi đời đời. Chính vì thế, là linh mục, tôi đi bất cứ lúc nào quý OBACE có người bệnh yêu cầu (gia đình đi cùng với ông biện xóm trưởng đến nhà xứ). Tôi đi vừa vì phần rỗi đời đời cho người đau yếu, vừa để thăm viếng, an ủi, khích lệ cho gia đình. Công việc này cần thiết quan trọng hơn việc tẩm liệm.
b còn việc tẩm liệm:
Tôi đi đại diện cha sở đến những gia đình phục vụ trong các đoàn thể giáo xứ (HĐGX, giáo lý viên, ca đoàn, các mẹ công giáo, trợ táng-liên hệ: cha-mẹ-vợ chồng) như đại diện giáo xứ trả ơn vì họ đã hy sinh phục vụ giáo xứ; còn những người không có chức vị trong giáo xứ như đã nêu trên xin ủy trách nhiệm này cho 2 vị trong hội đồng giáo xứ.
c. an táng và nghi thức hạ huyệt:
Cử hành lễ an táng quý cha sẽ dâng, sau đó tôi-linh mục phó xứ sẽ đi cùng với tang gia và quý cộng đoàn ra đến nghĩa trang để cử hành nghi thức hạ huyệt.
Vì giáo xứ là một cộng đoàn được tổ chức theo cơ cấu phẩm trật Giáo hội, nên kính xin quý cộng đoàn tuân thủ theo những qui định chung. Và qui định này có hiệu lực từ hôm nay.
Lm phó xứ thay lời cha sở, HĐGX xin kính cám ơn.
Vạn Giã, ngày 13.03, năm 2011
Chấp thuận cha quản xứ
Antôn Hoàng Tiến Nam