Mùa Thường Niên - Cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các thế hệ trẻ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Mùa Thường Niên - Cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các thế hệ trẻ


 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Hỗ trợ trực tuyến
     
         Hoàng Admin 
Latest topics
» Praesidium Đức Mẹ Lên Trời Vạn Giã
GÓP Ý CỦA CÁC CA ĐOÀN Icon_minitimeTue Sep 17, 2013 9:41 am by QuốcToàn

» Thánh đường Giáo xứ Vạn Giã
GÓP Ý CỦA CÁC CA ĐOÀN Icon_minitimeFri Jun 29, 2012 11:52 am by tqhoangvg

» Hình ảnh Giáng Sinh Vạn Giã năm 2011
GÓP Ý CỦA CÁC CA ĐOÀN Icon_minitimeMon Dec 26, 2011 5:32 pm by chaphu

» Cuba sẽ chào đón Đức Thánh Cha với tấm lòng yêu mến và kính trọng
GÓP Ý CỦA CÁC CA ĐOÀN Icon_minitimeThu Dec 22, 2011 4:19 am by chaphu

» Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI thăm các tù nhân
GÓP Ý CỦA CÁC CA ĐOÀN Icon_minitimeThu Dec 22, 2011 4:19 am by chaphu

» Chúa nhật IV Mùa Vọng: MỪNG VUI LÊN
GÓP Ý CỦA CÁC CA ĐOÀN Icon_minitimeSat Dec 17, 2011 3:04 pm by chaphu

» Gặp gỡ Kitô giáo-Hồi giáo bàn về quốc gia Palestine tương lai
GÓP Ý CỦA CÁC CA ĐOÀN Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:35 am by chaphu

» 4 nguyên tắc sống để có hòa bình ở Trung Đông
GÓP Ý CỦA CÁC CA ĐOÀN Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:34 am by chaphu

» Chúa nhật III mùa vọng: NIỀM VUI THẬT
GÓP Ý CỦA CÁC CA ĐOÀN Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:31 am by chaphu

» Thứ bảy tuần II mùa vọng: Êlia đã đến rồi
GÓP Ý CỦA CÁC CA ĐOÀN Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:26 am by chaphu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Thủ đô hà nội

Cố đô huế

Tp Quy Nhơn Click for Qui Nhon, Viet Nam Forecast
Tp Nha Trang Click for Nha Trang, Viet Nam Forecast
Tp Hồ Chí Minh
Tra từ điển

Tra theo từ điển:



April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar

 

 GÓP Ý CỦA CÁC CA ĐOÀN

Go down 
Tác giảThông điệp
chaphu

chaphu


Tổng số bài gửi : 657
Join date : 17/02/2011
Đến từ : Hòa Nghĩa- Cam Lâm-Khánh Hòa

GÓP Ý CỦA CÁC CA ĐOÀN Empty
Bài gửiTiêu đề: GÓP Ý CỦA CÁC CA ĐOÀN   GÓP Ý CỦA CÁC CA ĐOÀN Icon_minitimeWed Feb 23, 2011 6:14 am

GÓP Ý CỦA CÁC CA ĐOÀN
DỊP ĐẠI HỘI DÂN CHÚA (21-25/11/2010)

Kính thưa quý Giám Mục, quý Bề Trên, quý linh mục tu sĩ nam nữ
Kính thưa quý đại biểu các giới trong cộng đoàn Dân Chúa
Kính thưa Đại Hội,
Khi nói đến việc ca hát trong thánh lễ, chúng ta thường nghĩ ngay đến thành phần Ca Đòan, một lực lượng khá hùng hậu. (Theo con số thống kê mới nhất ở Tổng giáo phận TPHCM hiện nay có hơn 900 ca đoàn). Từ sau 1975, cũng như các đoàn thể khác, do bối cảnh xã hội, sinh hoạt ca đoàn trong các giáo xứ nở rộ và tự xoay sở, dẫn đến tình trạng mạnh ai nấy làm. Các hiện tượng “vượt rào” trong thánh nhạc đã xuất hiện trong nhiều giáo xứ vì thiếu sự chỉ đạo của những vị có trách nhiệm về Thánh Nhạc.
Trong đại hội Dân Chúa, thay mặt cho giới Ca Đoàn của Giáo Phận TPHCM, chúng con xin đề đạt lên Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và UBTN toàn quốc một số ý kiến sau đây :
I -Nhận định : Theo tình hình chung, do nhu cầu của các giáo xứ, việc thành lập một nhóm hát (theo cách gọi ban đầu) nhằm phục vụ cho các thánh lễ, giờ kinh nguyện… là một điều thiết yếu, qua đó thấy được tầm ảnh hưởng của Thánh Nhạc gắn liền với đời sống của đại đa số cộng đoàn công giáo nói chung cả trong và ngoài nước.
Việc thành lập cũng có những yếu tố quyết định và cũng có khi gây bất ngờ.
 Nói là quyết định vì đó là nhu cầu thực tế, chúng ta dễ nhận thấy ở những giáo xứ mới thành lập, ở những vùng quê xa xôi hẻo lánh, những khu vực trước đây bị chính quyền cô lập, hoặc lâu nay chỉ có 1 Ca Đoàn phụ trách tất cả các phần vụ liên quan (hát lễ thường nhật, ma chay, cưới hỏi, tẩm liệm, an táng…) khiến nảy sinh “độc quyền” (muốn hát gì thì hát); hoặc không thể đảm đương hết trọng trách được giao phó nên hát cho có, cho xong. Việc “độc quyền” ấy khiến Ca Đoàn sinh ra những căn bệnh “ngôi sao”, và chi phối phần lớn những hoạt động ca hát mang tính cộng đồng trong cử hành phụng vụ.
 Nói là có khi gây bất ngờ cũng là điều không ngạc nhiên. Bởi lẽ có những “Nhóm hát tự phát” chỉ sau 1 đêm là đã trở thành CĐ do có những mối tương quan thật “sâu lắng” với 1 tu sỹ hay linh mục nào đó. Hoặc có khi do những anh chị em cựu ca viên vẫn còn “mặn mà” với “nghiệp ca đoàn”, để rồi “những ý tưởng lớn” gặp nhau và…xin phép được thành lập “Ca đoàn” với lý do phục vụ giáo xứ (mặc dù hiện tại Gx đã có 7,8 ca đoàn). Hoặc 1 nhóm những anh em “thiện chí” chẳng biết ở nơi đâu đến, xin mượn tá túc không gian của Gx để có chỗ phục vụ cho việc họp mặt và tập hát cho nhóm mình (do có sự quen biết với một linh mục sở tại và xem đó là người đỡ đầu cho nhóm), để rồi qua những mối tương quan từ từ gắn chặt ấy, họ tự phong cho mình một danh hiệu “Ban hợp xướng của Giáo xứ” và có hẳn 1 website để giới thiệu và quảng bá lịch sinh hoạt và hát lễ của mình, thậm chí tự phong tước cho vị linh mục này, linh mục nọ trở thành “Cha linh hướng” hay “Cha cố vấn”… mà chưa có sự xác nhận của đối tượng liên quan nào.
Ngược dòng thời gian, vào những năm thập kỷ 80,90, khi mà các công tác mục vụ của nhà thờ hết sức khó khăn và được sự quản lý rất chặt chẽ từ chính quyền mới, khi ấy các linh mục dường như chỉ lo tập trung vào việc xây dựng ổn định về vấn đề tín hữu mà bỏ ngỏ hay ít quan tâm đến sinh hoạt Thánh nhạc.
Ngày nay, hiện trạng có nhiều Ca đoàn đang rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, bởi lẽ sự bành trướng và phân cấp đang ngày một rõ rệt, có những nơi việc tìm và quy tụ nguồn nhân lực gia nhập ca đoàn rất khó ,có nơi vì “thương hiệu” giáo xứ, các ca đoàn được hình thành với con số chóng mặt (11, 12 ca đoàn). Việc thành lập ồ ạt và thiếu sự hướng dẫn của người nắm chuyên môn dẫn đến tình trạng chạy đua thành tích, coi trọng bề nổi và thậm chí có chiều kích “thương mại hóa ca đoàn” . Ca đoàn nào cũng mong tập thể mình là số 1, luôn gây ấn tượng bằng nhiều hình thức khác nhau, để rồi cho phép mình đánh giá những ca đoàn khác, thậm chí tìm mọi lý do để bất hợp tác với những sinh hoạt chung của giáo xứ, gây mất đoàn kết và phân nhánh thậm chí ngay trong nội bộ của mình (có trường hợp một số ca viên kỳ cựu sẵn sàng…? ) Từ đó cho thấy, chủ nghĩa cá nhân đang dần hình thành và chi phối rất nhiều trong môi trường ca đoàn các giáo xứ hiện nay.
II) Nguyên nhân:
- Sự quản lý lỏng lẻo và bất cập từ những thành phần chủ chốt trong Giáo hội nói chung, những người đặc trách thánh nhạc nói riêng không đồng bộ và quán triệt dẫn đến việc mỗi nơi mỗi khác.
- Trình độ hiểu biết về thánh ca phụng vụ của các ca trưởng còn nhiều hạn chế, chưa được đào tạo bài bản dẫn đến những lệch lạc không phù hợp với phụng vụ.
- Xây dựng và phát triển nhân tố kế thừa tương lai còn hạn chế. Mối tương quan “tình cảm” chi phối cách làm việc và đánh giá khách quan những nhân tố cộng tác khác, làm mất đi tinh thần đoàn kết – cống hiến của những người thiện chí, dẫn đến thực trạng phe phái, đoàn nhóm…
- Có Đường hướng nhưng không có Định hướng, mỗi nơi áp dụng một kiểu, điều hành yếu kém, khiến cho nhiều nơi ngày càng đi chệch tinh thần chung.

III) Kiến nghị :
1 - Tổ chức Hoạt Động Thánh Nhạc theo hệ thống :
- Ủy Ban Thánh Nhạc Toàn Quốc ( Hội Đồng Giám Mục)
- Ban Thánh Nhạc Giáo Phận ( phụ trách giáo phân)
- Ban Thánh Nhạc Giáo Hạt (phụ trách giáo hạt)
- Ban Thánh Nhạc Giáo Xứ ( phụ trách giáo xứ)
Ban Thánh Nhạc các cấp dưới sự chỉ đạo của UBTNTQ sẽ đưa hoạt động thánh nhạc đi đúng
hướng phụng vụ, tránh những sai sót không đáng có. Cần có quy chế của UBTN toàn quốc.
2 Mong UBTN toàn quốc sớm có một tài liệu hướng dẫn về Thánh Nhạc, một cẩm nang ca trưởng để giúp việc chọn bài hát phù hợp với các Mùa trong Năm Phụng Vụ.
3 Mong có một nơi xuất bản (hay phát hành) các tài liệu thánh ca được phê chuẩn,được sử dụng ,không nên vì lợi nhuận mà in ấn đại trà.
4 Mong được giới thiệu một trang Web chính thức về thánh nhạc để dựa vào đó, các ca trưởng có thể tìm những bài hát phù hợp với phụng vụ. Hiện tại có rất nhiều trang Web phổ biến các bài thánh ca chưa được chuẩn nhận hoặc những sáng tác không phù hợp với phụng vụ trong thánh đường.
5 Đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn cao, quán triệt đường hướng và tinh thần chung của giáo Hội. Đào tạo và phổ cập thường xuyên về chuyên môn, lĩnh hội những tinh hoa của thế giới và phát huy thế mạnh bản sắc của nền Thánh nhạc Việt Nam đặc thù.
6- Chính quy hóa vai trò và sứ vụ của người làm công tác chuyên môn (vd: chứng chỉ, chứng nhận, thẻ ca trưởng…) Thể thức hóa vấn đề Imprimatur (từ việc tiếp nhận đến phản hồi, giải quyết).Thư viện Thánh nhạc, phục vụ cho việc tra cứu, nghiên cứu liên quan đến chuyên môn.
7- Cần tổ chức những hoạt động Bác Ái Xã Hội cho các ca đoàn để giúp các ca viên tinh thần sống bác ái, nâng cao nhận thức và đạo đức của các ca viên.
8- Khuyến khích sáng tác và sử dụng các bài thánh ca có âm hưởng dân tộc,phù hợp với từng địa phương và các bài theo thể loại bình ca. Không chấp nhận việc “hát nhép” thánh ca hoặc lạm dụng trống kèn để biến cung thánh thành sân khấu các tụ điểm ca nhạc (vai trò cha xứ mang yếu tố quyết định).
IV- Kết luận
Lời ca tiếng đàn của ca đoàn phải nhằm khơi dậy lòng tin cậy mến của cộng đoàn với những tâm tình cảm mến, tạ ơn, tôn vinh, cầu khẩn. Muốn vậy, các giáo xứ phải xây dựng các ca đoàn “biết cầu nguyện” bằng chính lời ca tiếng hát của mình. Đây là một yêu cầu cần đến sự quan tâm của UBTN toàn quốc và các BTN giáo phận và sự giúp sức của các giáo xứ.
Phêrô Nguyễn Sơn Thạch
Đại biểu Đại Hội Dân Chúa 2010
Giáo phận TP. HCM

Về Đầu Trang Go down
 
GÓP Ý CỦA CÁC CA ĐOÀN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Mùa Thường Niên - Cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các thế hệ trẻ :: Giáo xứ Vạn Giã :: Các hội đoàn :: Ca đoàn-
Chuyển đến