Mùa Thường Niên - Cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các thế hệ trẻ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Mùa Thường Niên - Cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các thế hệ trẻ


 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Hỗ trợ trực tuyến
     
         Hoàng Admin 
Latest topics
» Praesidium Đức Mẹ Lên Trời Vạn Giã
Tuần Thánh: Một cái nhìn lịch sử về cuộc Thương Khó của Chúa Kitô Icon_minitimeTue Sep 17, 2013 9:41 am by QuốcToàn

» Thánh đường Giáo xứ Vạn Giã
Tuần Thánh: Một cái nhìn lịch sử về cuộc Thương Khó của Chúa Kitô Icon_minitimeFri Jun 29, 2012 11:52 am by tqhoangvg

» Hình ảnh Giáng Sinh Vạn Giã năm 2011
Tuần Thánh: Một cái nhìn lịch sử về cuộc Thương Khó của Chúa Kitô Icon_minitimeMon Dec 26, 2011 5:32 pm by chaphu

» Cuba sẽ chào đón Đức Thánh Cha với tấm lòng yêu mến và kính trọng
Tuần Thánh: Một cái nhìn lịch sử về cuộc Thương Khó của Chúa Kitô Icon_minitimeThu Dec 22, 2011 4:19 am by chaphu

» Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI thăm các tù nhân
Tuần Thánh: Một cái nhìn lịch sử về cuộc Thương Khó của Chúa Kitô Icon_minitimeThu Dec 22, 2011 4:19 am by chaphu

» Chúa nhật IV Mùa Vọng: MỪNG VUI LÊN
Tuần Thánh: Một cái nhìn lịch sử về cuộc Thương Khó của Chúa Kitô Icon_minitimeSat Dec 17, 2011 3:04 pm by chaphu

» Gặp gỡ Kitô giáo-Hồi giáo bàn về quốc gia Palestine tương lai
Tuần Thánh: Một cái nhìn lịch sử về cuộc Thương Khó của Chúa Kitô Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:35 am by chaphu

» 4 nguyên tắc sống để có hòa bình ở Trung Đông
Tuần Thánh: Một cái nhìn lịch sử về cuộc Thương Khó của Chúa Kitô Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:34 am by chaphu

» Chúa nhật III mùa vọng: NIỀM VUI THẬT
Tuần Thánh: Một cái nhìn lịch sử về cuộc Thương Khó của Chúa Kitô Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:31 am by chaphu

» Thứ bảy tuần II mùa vọng: Êlia đã đến rồi
Tuần Thánh: Một cái nhìn lịch sử về cuộc Thương Khó của Chúa Kitô Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:26 am by chaphu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Thủ đô hà nội

Cố đô huế

Tp Quy Nhơn Click for Qui Nhon, Viet Nam Forecast
Tp Nha Trang Click for Nha Trang, Viet Nam Forecast
Tp Hồ Chí Minh
Tra từ điển

Tra theo từ điển:



May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 Tuần Thánh: Một cái nhìn lịch sử về cuộc Thương Khó của Chúa Kitô

Go down 
Tác giảThông điệp
chaphu

chaphu


Tổng số bài gửi : 657
Join date : 17/02/2011
Đến từ : Hòa Nghĩa- Cam Lâm-Khánh Hòa

Tuần Thánh: Một cái nhìn lịch sử về cuộc Thương Khó của Chúa Kitô Empty
Bài gửiTiêu đề: Tuần Thánh: Một cái nhìn lịch sử về cuộc Thương Khó của Chúa Kitô   Tuần Thánh: Một cái nhìn lịch sử về cuộc Thương Khó của Chúa Kitô Icon_minitimeMon Apr 11, 2011 5:26 am

Tuần Thánh: Một cái nhìn lịch sử về cuộc Thương Khó của Chúa Kitô
06.04.2011 18:46

Trong Chúa Nhật Lễ Lá, chúng ta sẽ nghe toàn bộ trình thuật của Thánh Luca về cuộc Thương Khó Chúa Kitô.

Chúng ta hãy đặt câu hỏi quan trọng, đó là câu hỏi mà các sách Phúc Âm đã được viết ra để trả lời. Làm sao một con người như thế lại kết thúc trên thập giá? Đâu là động lực của những kẻ phải chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Giêsu?

Theo một lý thuyết đã bắt đầu lưu hành từ thế kỷ qua, theo sau thảm kịch tàn sát người Do Thái, trách nhiệm về cái chết của Chúa Kitô đã đè nặng chủ yếu – và có lẽ thậm chí là hoàn toàn - trên Philatô và các giới thẩm quyền Rôma, những người có động cơ nghiêng về chính trị hơn là tôn giáo. Các sách Phúc Âm được cho là đã minh oan cho Philatô và tố cáo những nhà lãnh đạo Do Thái về cái chết của Chúa Kitô, ngõ hầu trấn an giới thẩm quyền Rôma về sự hiện diện của người Kitô hữu và để tranh thủ tình bạn của họ.

Thuyết này phát sinh từ một mối quan tâm mà ngày nay tất cả chúng ta chia sẻ là làm sao diệt trừ mọi nguyên cớ cho thuyết bài Do Thái, là thuyết đã gây nhiều đau khổ cho dân Do Thái trong tay những Kitô hữu. Nhưng sai lầm nghiêm trọng nhất phạm phải cho nguyên cớ chính đáng này là người ta bênh vực nó với những luận cứ sai lầm. Trận chiến chống lại thuyết bài Do Thái phải đặt trên một nền tảng vững chắc hơn là một diễn dịch dễ gây tranh cãi (và đã bị tranh cãi) về những trình thuật Thương Khó trong Phúc Âm.

Việc dân Do Thái, trong tư cách một dân tộc, là vô tội đối với cái chết của Chúa Kitô dựa trên một xác tín Kinh Thánh mà người Kitô hữu có chung với người Do Thái nhưng hầu như đã bị lãng quên một cách lạ lùng hằng bao thế kỷ: “Con không mang lấy tội của cha, cha cũng không mang lấy tội của con” (Ezêkien 18:20). Giáo huấn của Giáo Hội chỉ biết có một tội được truyền từ đời cha tới đời con là tội nguyên tổ, ngoài ra không còn một tội nào khác.

Sau khi đã minh xác lập trường chống lại thuyết bài Do Thái, tôi muốn giải thích tại sao không thể chấp nhận sự vô tội hoàn toàn của các thẩm quyền Do Thái trong cái chết của Chúa Kitô và hệ quả đi kèm với sự vô tội này là khẳng định về bản chất thuần tuý chính trị trong bản án dành cho Chúa Kitô.

Thánh Phaolô trong những lá thư đầu của ngài, được viết vào khoảng năm 50, về cơ bản cũng đã đưa ra cùng một phiên bản về bản án của Chúa Kitô như trong các sách Phúc Âm. Ngài nói “những người Do Thái đã đẩy Chúa Giêsu đến cái chết” (1 Th 2:15). Về những biến cố xảy ra tại Giêrusalem không bao lâu trước lúc Chúa Giêsu đến đó, Phaolô chắc chắn phải được thông tin đầy đủ hơn chúng ta, những người đương thời, những người đã có thời kiên trì phê chuẩn và bênh vực án tử dành cho người Nagiarét này.

Không thể đọc những tường thuật về cuộc Thương Khó mà bỏ qua mọi sự xảy ra trước đó. Bốn sách Phúc Âm đều minh chứng - hầu như trong mỗi trang, chúng ta có thể nói như thế - về sự khác biệt tôn giáo ngày càng lớn giữa Chúa Giêsu và một nhóm quyền thế người Do Thái (Biệt Phái, tiến sĩ luật, kinh sư) liên quan đến việc tuân giữ ngày Sabát, thái độ đối với những kẻ tội lỗi và những người thu thuế, và về sự trong sạch và không trong sạch.

Một khi sự tồn tại của mâu thuẫn này đã được làm rõ, làm sao người ta có thể nghĩ rằng mâu thuẫn đó cuối cùng chẳng đóng một vai trò nào, và rằng những nhà lãnh đạo Do Thái đã quyết định tố cáo Chúa Giêsu cho Philatô – một việc hầu như trái với ý muốn của họ - chỉ vì lo sợ một sự can thiệp quân sự của người Rôma?

Philatô không phải là mẫu người quan tâm tới sự công chính đến độ âu lo về số phận của một người Do Thái không tên tuổi; ông ta là một mẫu người cứng cỏi, độc ác, sẵn sàng gây ra đổ máu chỉ vì một dấu vết rất nhỏ của mầm mống nổi loạn. Tất cả điều này là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, ông đã ra sức cứu Chúa Giêsu không phải vì thương cảm nạn nhân, nhưng chỉ để ghi một điểm thắng chống lại những kẻ tố cáo Chúa Giêsu, những kẻ mà ông đã xung đột từ ngày tới đất Giuđêa. Dĩ nhiên, điều này không giảm bớt trách nhiệm của Philatô trong việc lên án Chúa Kitô, một trách nhiệm ông đã cùng chia sẻ với những nhà lãnh đạo Do Thái.

Đây không phải là chuyện muốn tỏ ra “thông biết Do Thái Giáo hơn người Do Thái”. [Nhưng] Từ những báo cáo về cái chết của Chúa Giêsu đang hiện diện trong Talmud và trong những nguồn tài liệu Do Thái khác (tuy muộn hơn và mâu thuẫn về mặt lịch sử), một sự kiện nổi lên: truyền thống Do Thái Giáo chưa bao giờ phủ nhận sự dự phần của các nhà lãnh đạo tôn giáo thời đó trong việc lên án Chúa Kitô. Họ không bênh vực mình bằng cách chối bỏ hành động đó, nhưng, nếu có bào chữa, thì họ phủ nhận, theo quan điểm của Do Thái Giáo, cáo buộc cho rằng hành động đó cấu thành một tội ác và bản án dành cho Chúa Kitô là một án bất công.

Như vậy, đối với câu hỏi, “Tại sao Chúa Giêsu bị kết án tử?” sau tất cả những nghiên cứu và những đề nghị được đưa ra, chúng ta phải đưa ra cùng một câu trả lời như trong các Phúc Âm. Ngài đã bị kết án vì những lý do tôn giáo, tuy nhiên những lý do này đã được khéo léo lồng vào những thuật ngữ chính trị để có sức thuyết phục hơn với quan tổng trấn Rôma.

Tước hiệu “Messiah,” tiêu điểm cáo buộc của Đại Công Nghị Do Thái, trước tòa Philatô, đã được hóa thành “Vua người Do Thái,” và đó là tước hiệu dành cho bản án được đóng trên thập giá: “Giêsu Nagiarét, Vua dân Do Thái.” Chúa Giêsu đã chiến đấu suốt đời Ngài để tránh sự ngộ nhận này, nhưng cuối cùng chính sự lẫn lộn này đã quyết định số phận của Ngài.

Điều này mở ngỏ cho sự tranh cãi về việc sử dụng những tường thuật cuộc Thương Khó. Trong quá khứ những tường thuật đó thường bị lạm dụng (chẳng hạn, trong những biểu hiện đầy kịch tính về cuộc Thương Khó) một cách không thích hợp, với một thâm ý bài Do Thái.

Đó là điều mà mọi người ngày nay cương quyết loại bỏ, cho dầu có thể còn sót lại một số điều cần phải làm để loại trừ khỏi những cử hành Kitô Giáo về cuộc Thương Khó những gì có thể xúc phạm đến sự nhạy cảm của anh em Do Thái chúng ta. Chúa Giêsu đã là và vẫn là, dầu gì đi nữa, món quà lớn nhất của Do Thái Giáo đối với thế giới, một ân huệ mà người Do Thái đã phải trả một giá rất đắt.

Như thế, kết luận chúng ta có thể rút từ những nhận định lịch sử này, là các thẩm quyền tôn giáo và các thẩm quyền chính trị, các thủ lãnh Đại Công Nghị và quan tổng trấn Rôma, cả hai đã dính líu, với những lý do khác nhau, trong bản án Chúa Kitô.

Chúng ta phải nói thêm về điều này là lịch sử không nói tất cả mọi sự kể cả những chi tiết thiết yếu. Nhờ đức tin, chúng ta biết rằng tất cả chúng ta đều có trách nhiệm về cái chết của Chúa Giêsu vì tội lỗi chúng ta.

Giờ đây, chúng ta hãy để qua một bên những vấn đề lịch sử, và dành ra một lúc để chiêm niệm về Ngài. Chúa Giêsu đã hành động như thế nào trong cuộc Thương Khó? Một phẩm giá siêu phàm, một sự kiên nhẫn vô biên. Không một cử chỉ hay lời nói nào ngược lại với những điều Ngài đã rao giảng trong Phúc Âm, cách riêng các mối phúc thật. Ngài đã chết đi trong khi không ngừng xin tha thứ cho những kẻ đã đóng đinh Ngài.

Và không có gì nơi Ngài giống thái độ ngạo mạn của người coi thường đau khổ. Phản ứng của Ngài với khổ đau và sự tàn ác hoàn toàn nhân bản: Ngài run rẩy và đổ mồ hôi máu trong vườn Giệtsimani, Ngài muốn chén đắng được cất khỏi Ngài, Ngài tìm sự nâng đỡ nơi các môn đệ, Ngài kêu lên trong nỗi cô đơn tột cùng trên thập giá: “Lạy Chúa, Lạy Chúa con, nhân sao Chúa bỏ con?”

Một trong những nét cao thượng siêu phàm này của Chúa Kitô lôi cuốn tôi: đó là sự thinh lặng của Người. “Đức Chúa Giêsu vẫn thinh lặng” (Mt 26:63). Ngài làm thinh trước Caipha, Ngài làm thinh trước quan Philatô, Ngài làm thinh trước vua Hêrôđê, kẻ hy vọng thấy Chúa Giêsu làm một phép lạ (x. Lc 23:Cool. “Bị nguyền rủa Người không nguyền rủa lại.” Thơ Thứ Nhất của Phêrô nói về Người (1 Pr 2:23)

Sự thinh lặng chỉ bị phá vỡ một lúc trước cái chết -“tiếng kêu lớn” từ thập giá sau đó Chúa Giêsu tắt thở. Điều này làm cho viên đại đội trưởng Rôma thú nhận: “Thật người này là Con Thiên Chúa.”

Cha Raniero Cantalamessa, OFM, Giảng Thuyết Viên Ph
ủ Giáo Hoàng
Về Đầu Trang Go down
Qgson02
Khách viếng thăm




Tuần Thánh: Một cái nhìn lịch sử về cuộc Thương Khó của Chúa Kitô Empty
Bài gửiTiêu đề: ... GIỜ KHỔ NẠN...NGƯỜI ...CÒN AI.?.   Tuần Thánh: Một cái nhìn lịch sử về cuộc Thương Khó của Chúa Kitô Icon_minitimeSun Apr 17, 2011 12:03 pm

... Giờ khổ nạn...NGƯỜI...còn ai ???...
Sáng nay…tôi đi lể sớm…nhớ ngày trước, chủ nhật lể lá này,bọn con trẻ chúng tôi mới thấy có chút gì khác khác…hôm qua các vị cha,anh đã ôm về những bó lá xếp dựng ngoài hang đá Đức Mẹ .Sáng ra được xếp hàng ngoài khuôn viên…tiếng hát ca đoàn sao nghe hay và mạnh hơn,mọi người vào hàng lối có vẻ đông hơn và nghiêm trang hơn… mong nghi thức của buổi kiệu lá dài ra …lâu lâu được đi vòng vòng ngoài trời,trước khi vào lể thấy thích thích…
Rồi vào nhà thờ, các nghi thức tuần tự…đến mục đọc bài thương khó…tất cả đều đứng,đứng khoanh tay 100%...tiếng xướng đáp của bài đọc diển giải thế nào về con đường khổ nạn của NGƯỜi…đối với chúng tôi nhạt nhòa dần…5’ …10’’chúng tôi bắt đầu cảm thấy khổ…càng lúc càng khổ…đứa này liếc sang đưa kia xem xem có giống vậy không…mỏi quá..nặng nề quá…khi đó bóng chiếc áo đen suoer phụ trách nhẹ nhàng lên xuống…ánh mắt “mang hình viên đạn” chỉnh đốn ngay những lơi lỏng của bọn trẻ chúng tôi…rồi vào tuần thánh… rồi tam nhật vượt qua…rồi phục sinh.
Hôm nay,giữa phố phường, nhẹ nhàng hơn,thu gọn hơn...bước kiệu ngắn hơn...mẩu lá nhỏ bé...nghi thức giản lược...đọc bài thương khó cộng đoàn được mời ngồi hơn 2/3 thời gian...Nhưng giờ thì được nghe rõ hơn,ngẫm nghỉ thấu đáo hơn:...trước giờ ra đi vào khổ nan,một môn đồ đã bán Chúa...các môn đồ kề cận hằng ngày bây giờ xa dạt mất tăm...đám đông tung hô ngày trước đang phản kèo đòi đóng đinh..quan tòa hành xử thì trốn tránh trách nhiệm...người đệ tử thân yêu cuối cùng ráng mon men đến gần,phải ba lần chối bỏ không liên can...cha mẹ thì ở đâu đâu…kẻ bạo lực ngu đần thì nhạo báng…chỉ còn duy nhất tên tội phạm đúng nghĩa làm bầu bạn...nổi cùng cực này phải điên loạn,phải “ chết chắc”...vì quá sức chịu đựng … với bản thể loài người ...NGƯỜi đã phải bật thốt:’’lạy CHA,nếu có thể xin cất chén đắng này...”
Chúng con làm sao đây?...chúng con cũng chỉ vật mọn phàm hèn.??.là ai,là ai.??..trong giờ khổ nạn của NGƯỜI
Về Đầu Trang Go down
 
Tuần Thánh: Một cái nhìn lịch sử về cuộc Thương Khó của Chúa Kitô
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CHÚA NHÌN CON - thanh Sử
» Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắn nhủ giới trẻ: “Hãy làm cho cả thế giới hiểu biết và yêu mến Chúa Giêsu Kitô!”
» Chúa nhật III mùa chay: GẶP GỠ ĐỨC KITÔ, BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI MÌNH
» CHÚA NHẬT IX THƯỜNG NIÊN A-ĐIỂM TỰA CHO CUỘC ĐỜI
» Đức Thánh Cha muốn giới thiệu chúng ta đến gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Mùa Thường Niên - Cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các thế hệ trẻ :: Cộng đồng HIỆP NHẤT VẠN GIÃ (HNVG) :: Góc chia sẻ-
Chuyển đến