Mùa Thường Niên - Cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các thế hệ trẻ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Mùa Thường Niên - Cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các thế hệ trẻ


 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Hỗ trợ trực tuyến
     
         Hoàng Admin 
Latest topics
» Praesidium Đức Mẹ Lên Trời Vạn Giã
số 2: Diễn tiến lịch sử hình thành thánh lễ ra sao ? Icon_minitimeTue Sep 17, 2013 9:41 am by QuốcToàn

» Thánh đường Giáo xứ Vạn Giã
số 2: Diễn tiến lịch sử hình thành thánh lễ ra sao ? Icon_minitimeFri Jun 29, 2012 11:52 am by tqhoangvg

» Hình ảnh Giáng Sinh Vạn Giã năm 2011
số 2: Diễn tiến lịch sử hình thành thánh lễ ra sao ? Icon_minitimeMon Dec 26, 2011 5:32 pm by chaphu

» Cuba sẽ chào đón Đức Thánh Cha với tấm lòng yêu mến và kính trọng
số 2: Diễn tiến lịch sử hình thành thánh lễ ra sao ? Icon_minitimeThu Dec 22, 2011 4:19 am by chaphu

» Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI thăm các tù nhân
số 2: Diễn tiến lịch sử hình thành thánh lễ ra sao ? Icon_minitimeThu Dec 22, 2011 4:19 am by chaphu

» Chúa nhật IV Mùa Vọng: MỪNG VUI LÊN
số 2: Diễn tiến lịch sử hình thành thánh lễ ra sao ? Icon_minitimeSat Dec 17, 2011 3:04 pm by chaphu

» Gặp gỡ Kitô giáo-Hồi giáo bàn về quốc gia Palestine tương lai
số 2: Diễn tiến lịch sử hình thành thánh lễ ra sao ? Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:35 am by chaphu

» 4 nguyên tắc sống để có hòa bình ở Trung Đông
số 2: Diễn tiến lịch sử hình thành thánh lễ ra sao ? Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:34 am by chaphu

» Chúa nhật III mùa vọng: NIỀM VUI THẬT
số 2: Diễn tiến lịch sử hình thành thánh lễ ra sao ? Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:31 am by chaphu

» Thứ bảy tuần II mùa vọng: Êlia đã đến rồi
số 2: Diễn tiến lịch sử hình thành thánh lễ ra sao ? Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:26 am by chaphu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Thủ đô hà nội

Cố đô huế

Tp Quy Nhơn Click for Qui Nhon, Viet Nam Forecast
Tp Nha Trang Click for Nha Trang, Viet Nam Forecast
Tp Hồ Chí Minh
Tra từ điển

Tra theo từ điển:



May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 số 2: Diễn tiến lịch sử hình thành thánh lễ ra sao ?

Go down 
Tác giảThông điệp
chaphu

chaphu


Tổng số bài gửi : 657
Join date : 17/02/2011
Đến từ : Hòa Nghĩa- Cam Lâm-Khánh Hòa

số 2: Diễn tiến lịch sử hình thành thánh lễ ra sao ? Empty
Bài gửiTiêu đề: số 2: Diễn tiến lịch sử hình thành thánh lễ ra sao ?   số 2: Diễn tiến lịch sử hình thành thánh lễ ra sao ? Icon_minitimeMon Mar 07, 2011 9:45 pm

Giáo Xứ Vạn Giã
Ban Giáo Lý/ HHTL SỐ 2

Diễn tiến lịch sử hình thành thánh lễ ra sao ?
Các Tông Đồ và giáo dân tiên khởi đã cử hành nghi thức “bẻ bánh” (danh từ các tín hữu thời ấy dùng để nói đến thánh lễ) : “Hằng ngày, họ đồng tâm nhất trí chuyên cần lui tới Đền Thờ, bẻ bánh ở tư gia và ăn uống đơn sơ, vui vẻ” (Công Vụ Tông Đồ 2, 46). Họ dùng bữa, với nghi thức “bẻ bánh”, nay ở nhà người này, mai tại nhà người kia. Cộng đoàn thời ấy được xem như là một “đền thờ sống động”.
Rất sớm, người ta đã thêm vào trong bữa ăn này những bài thánh ca, kinh nguyện và những bài đọc Kinh Thánh.
Chỉ từ thế kỷ thứ IV, người ta mới nói đến “Lễ Misa” (xem chữ này ở phần cuối : Giải thích một số từ phụng vụ). Vào thời ấy, sau khi hoàng đế Constantinô trở lại đạo công giáo, người ta thấy xuất hiện những cộng đoàn đông đảo Kitô hữu. Các nghi lễ phụng vụ chịu ảnh hưởng các nghi thức và lễ hội của người Rôma. Y phục được dùng trong các buổi lễ thời đó là nguồn gốc của tu phục, áo lễ giáo sĩ mà chúng ta thấy hiện nay.
Dần dần, người ta không còn ý thức về ý nghĩa của cộng đoàn và của bữa ăn mà trong đó Chúa Kitô chính là lương thực nuôi sống nhân loại. Người ta rước lễ ít hơn. Vài thế kỷ sau đó thì mai một thêm ý thức về bữa ăn và về tâm tình tham dự vào hy lễ. Thánh lễ trở thành một buổi trình diễn có tính cách thánh thiêng.
Vào thế kỷ XII, việc tôn sùng đối với sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô nơi bánh thánh đưa đến việc trưng bày bánh thánh trên bàn thờ (Chầu Thánh Thể). Việc linh mục giơ cao bánh đã được truyền phép xuất phát từ việc các tín hữu ước mong được “nhìn” bánh thánh (khoảng từ năm 1200). Việc nâng cao chén thánh được thêm vào sau đó.
Vào thế kỷ XIII và XIV, người ta thấy xuất hiện những cuộc kiệu rước Thánh Thể đầu tiên. Tín hữu “ngắm nhìn” Thánh Thể nhưng ít khi rước lễ. Phải chờ đến triều đại của Đức Giáo Hoàng Piô X, họ mới ý thức lại việc rước lễ “thường xuyên” (1905) và việc cho trẻ em rước lễ (1910).
Trong thánh lễ, các tín hữu rất thụ động. Năm 1947, Đức Giáo Hoàng Piô XII công bố thông điệp “Mediator Dei” (Đấng trung gian của Thiên Chúa) nhằm canh tân phụng vụ dưới mọi phương diện, trong đó có việc mời gọi cộng đoàn đối đáp với linh mục chủ tế.
Với Công Đồng Vaticanô II, người ta tìm lại được ý nghĩa sâu xa của thánh lễ, được tất cả mọi người cùng cử hành dưới sự chủ tọa của linh mục, là bữa tiệc của Thiên Chúa và là nghi thức bẻ bánh. Cách đây không lâu, lòng tôn sùng Thánh Thể vẫn còn được xem như là việc đạo đức cá nhân, nay thì thánh lễ lại trở nên hành vi tạ ơn của toàn dân Chúa.
trích trong cuốn 40 câu hỏi về Thánh Lễ của LM Giuse
Vũ Thái Hòa
Về Đầu Trang Go down
 
số 2: Diễn tiến lịch sử hình thành thánh lễ ra sao ?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ngày 1 tháng Tám: Thánh ALPHONGSÔ MARIA LIGUORI, giám mục tiến sĩ Hội Thánh (1696-1787); Thánh BÊNAĐÔ VÕ VĂN DUỆ, linh mục và Thánh ÐA MINH NGUYỄN VĂN HẠNH, linh mục (+1838)
» Lịch sử hình thành và phát triển GX Vạn Giã
» Lịch sử hình thành và phát triển giáo xứ Vạn Giã
» Thánh Bernađô, Tu Viện Trưởng, Tiến Sĩ Hội Thánh (1090-1153)
» Ngày 15 tháng Bảy: Thánh BÔNAVENTURA (1221 – 1274); Thánh PHÊRÔ NGUYỄN BÁ TUẦN, linh mục (+ 1838); Thánh ANRÊ NGUYỄN KIM THÔNG (NĂM THUÔNG), thầy giảng (+ 1855)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Mùa Thường Niên - Cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các thế hệ trẻ :: Giáo xứ Vạn Giã :: Giới trẻ :: Thiếu nhi giáo xứ-
Chuyển đến