Mùa Thường Niên - Cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các thế hệ trẻ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Mùa Thường Niên - Cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các thế hệ trẻ


 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Hỗ trợ trực tuyến
     
         Hoàng Admin 
Latest topics
» Praesidium Đức Mẹ Lên Trời Vạn Giã
Gánh hàng rong. Icon_minitimeTue Sep 17, 2013 9:41 am by QuốcToàn

» Thánh đường Giáo xứ Vạn Giã
Gánh hàng rong. Icon_minitimeFri Jun 29, 2012 11:52 am by tqhoangvg

» Hình ảnh Giáng Sinh Vạn Giã năm 2011
Gánh hàng rong. Icon_minitimeMon Dec 26, 2011 5:32 pm by chaphu

» Cuba sẽ chào đón Đức Thánh Cha với tấm lòng yêu mến và kính trọng
Gánh hàng rong. Icon_minitimeThu Dec 22, 2011 4:19 am by chaphu

» Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI thăm các tù nhân
Gánh hàng rong. Icon_minitimeThu Dec 22, 2011 4:19 am by chaphu

» Chúa nhật IV Mùa Vọng: MỪNG VUI LÊN
Gánh hàng rong. Icon_minitimeSat Dec 17, 2011 3:04 pm by chaphu

» Gặp gỡ Kitô giáo-Hồi giáo bàn về quốc gia Palestine tương lai
Gánh hàng rong. Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:35 am by chaphu

» 4 nguyên tắc sống để có hòa bình ở Trung Đông
Gánh hàng rong. Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:34 am by chaphu

» Chúa nhật III mùa vọng: NIỀM VUI THẬT
Gánh hàng rong. Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:31 am by chaphu

» Thứ bảy tuần II mùa vọng: Êlia đã đến rồi
Gánh hàng rong. Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:26 am by chaphu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Thủ đô hà nội

Cố đô huế

Tp Quy Nhơn Click for Qui Nhon, Viet Nam Forecast
Tp Nha Trang Click for Nha Trang, Viet Nam Forecast
Tp Hồ Chí Minh
Tra từ điển

Tra theo từ điển:



November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 
CalendarCalendar

 

 Gánh hàng rong.

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai




Tổng số bài gửi : 23
Join date : 24/07/2011

Gánh hàng rong. Empty
Bài gửiTiêu đề: Gánh hàng rong.   Gánh hàng rong. Icon_minitimeSun Jul 24, 2011 7:15 am



GÁNH HÀNG RONG........

Ai mua trăng – tôi bán trăng cho
Trăng nằm im trên cành liễu – đợi chờ
Ai mua trăng – tôi bán trăng cho
Chẳng bán tình duyên ước hẹn hò......


Gánh hàng rong. 2051573649-tai-coi-long--love-rain

Làm ơn cho tôi thinh lặng dăm ba phút để tôi còn thắp lên ba nén hương lòng - nguyện cầu cho linh hồn thầy Nguyễn Trọng Trí về nơi cõi vĩnh hằng khi người đã để lại trên cõi nhân thế này những câu thơ tuyệt diệu, vì đã dám lấy cả vầng trăng ngà ngọc của cả nhân loại để đem đi rao bán cho những người tình, nói vậy thôi chứ hồn thơ trong tâm linh của Hàn Mặc Tử đã làm sống dậy biết bao con người còn lại hôm nay đây. Phải không thưa thầy Trí, đây là những lời nói chân thành nhất của con trước vong linh của một Đại thi hào dân tộc, nhưng chẳng may đã lâm vào một cơn bệnh quá đỗi ngặt nghèo, sau đó đã ra người thiên cổ......
Thưở ngày xưa – chỉ có Hàn Mặc Tử (Nguyễn Trọng Trí) mới lấy đi cả vầng trăng mà đem bán cho người tình Mộng Cầm (hay nàng MaiĐình, ThươngThương, ThuCúc nào đó).... Ngày ấy khi tôi còn là một hướng đạo sinh – được vinh dự đi huấn luyện khóa huynh trưởng một tuần tại Giáo phận Quy Nhơn, trong thời gian đó, chúng tôi được hân hạnh vào trại phong Ghềnh Ráng Quy Hòa để tham quan trại và cũng chính ngày xưa ấy, chúng tôi được vinh dự đứng bên mộ của một Đại thi hào nước Việt – Hàn Mặc Tử... thời gian lưu lại Quy Nhơn – đó là chuỗi ngày ngắn ngủi và chất chứa cho tôi nhiều kỷ niệm sau này, để rồi mỗi khi cố gắng bóp đầu bóp trán suy nghĩ ra mấy câu thơ vụng về nào đó, thì có lẽ hương hồn của thầy Trí ở nơi Suối vàng nhìn về tôi và cười thầm: cái thằng con nít học đòi làm thơ..... Hoặc là những bài trong tập Đường vào tình sử của Đinh Hùng – đã dẫn dắt cho ta về với cõi mộng du nào đó trong tâm thức của những người đang yêu...

Nhớ lại một thời ngày xưa ấy - ông thầy Trí đi rao bán cả vầng trăng trong trại phong Quy Hòa..... không hiểu người tình Mộng Cầm ở một nơi nào đó (bây giờ đã già lắm rồi ở tận Phan Thiết) hay nàng MaiĐình, ThươngThương, ThuCúc có nghe thấy chăng, giống như chuyện tình của chàng Romeo & Juliette, hay là như chuyện của cặp tình nhân trên con thuyền Titanic thưở nào? Còn tôi hôm nay – tôi đang gánh một gánh hàng rong để đi trên đoạn đường trần mà không hề rao bán một cái gì, và cũng từ đó tôi đã đi mua lại tất cả những kỷ niệm của một thời, cái thời còn cắp sách đến trường – từ cái ngày đầu tiên: 15-08-1961 khi tôi chập chững theo chân mẹ tôi từ đường Lý Thường Kiệt để đi đến lớp học đầu tiên tại trường Jandar (Huế) cho đến khi mùa hè đỏ lửa 1972, cái đêm cuối cùng chất chứa nhiều kỷ niệm trong sân trường vắng lặng, chỉ có mình tôi và thằng bạn khỉ gió Đỗ Văn Minh ngồi ôn lại cho một chuỗi ngày còn cắp sách đến trường, đêm ấy, một đêm đã được đi vào huyền thoại trong cuộc đời của tôi, một đêm đầy ắp những nhớ nhung và tiếc nuối, nhưng sự đời là thế, vẫn thế – và mãi cho đến bây giờ, khác với thầy Nguyễn Trọng Trí còn đi rao bán cả vầng trăng ngọc ngà... còn tôi thì cứ gánh hàng rong đi mua lại những kỷ niệm trong ký ức những ngày xưa... nhưng chả có ai bán để tôi mua... cuộc hành trình đăng đẳng của mấy mươi năm trường, gần hết một đời người, cho đến giờ phút này, hình như ngồi ôn lại trong sổ nợ đời cuối năm, thì gánh hàng rong của tôi chỉ có được mấy thứ, nhưng chừng ấy cũng đủ làm cho tôi vơi đi bớt phần nào nỗi nhớ nhung, dẫu rằng đã tàn phai theo tháng ngày...

Ôi chao! Đời sao mà lắm phủ phàng quá nhỉ? Tháng ngày rong chơi đuổi bắt với thời gian, cho đến bây giờ đã đi vào bóng xế chiều tà, con trâu về chuồng, tiếng tiêu chợt nhớ, đã qua đi những buổi ban đầu còn bở ngỡ, chợt nhiên tôi nhớ về cho một bài thơ của một anh bộ đội trên đường vào nam: Lá thư gửi mẹ

Từ buổi con lên đường xa mẹ
Theo anh em sang Lào rồi lấn bước vào Trung
Non xanh núi biếc chập chùng
Sớm nắng biển chiều mưa rừng gian khổ
Tuổi thanh xuân cuộc đời như hoa nở
Vì hòa bình đâu ngại bước gian nguy
Chốn rừng thẳm đêm nghỉ ngày đi
Giày vẹt gót áo sờn vai thấm lạnh
Mẹ hiền ơi con chợt nhớ quê mình
Khói lam chiều giàn mướp lá rêu xanh
Con bướm nhỏ, mái đình xưa – nhớ quá
Vào nơi đây tuy đất người xa lạ
Nhưng miền Nam cũng cùng một quê hương
Vẫn bóng dừa xanh vẫn những con đường...
. . . . . . . . . . . . .

Đọc qua bài thơ – bài còn dài nhưng vì tôi chỉ nhớ lại chừng đó thôi, có lẽ bài thơ ấy của người bộ đội nào đó cũng là một thi sĩ? Nếu không là thi nhân thì anh bộ đội ấy cũng là một con người trầm lắng và lãng mạn.... khác hẵn với những bài Tây Tiến của Trần Quang Dũng, cũng là những vần thơ nhưng lại kể về cuộc đời của những người lính chiến.....

Ngày hôm nay, khi gánh hàng rong của tôi đi qua ngôi trường cũ năm nào, tôi đã mua được nhiều thứ: văn có, thơ có, những nỗi cảm xúc – nghẹn ngào có, cay đắng có, buồn vui lẫn lộn, và hình như trong mớ hàng rong ấy đã có đầy đủ với những thi vị cuộc đời còn lại này. Ngày hôm nay khi tôi ngồi tính lại sổ đời cuối năm mà lòng chưa nghe được tiếng pháo sang Xuân, ngồi một mình đêm ba mươi với những sầu muộn của chính mình, chợt thấy lòng thổn thức và còn nhiều đắng cay quá, chưa có mùi vị ngọt ngào của mùa Xuân, nhắp cạn chén ly bôi mà lòng nghe tê tái với cõi sầu nhân thế, một bản nhạc đâu đó ngân vang: Còn mãi mùa đông – phải chăng chính tim mình vẫn còn băng giá mà chưa thấy mùa Xuân sang, đêm ba mươi, trời tối đen (hình như đen như mõm chó) tôi vẫn còn ngồi đây nhìn lại thấy mùa đông vẫn còn bất tận, cái se lạnh của đêm dài như ngày xưa nơi chốn rừng thâm u nào đó tôi vẫn còn nghe rõ tiếng xe chạy ngoài đường Độc Lập để nhớ về cho những tháng ngày, một mình tôi ngồi đây mà tư lự... còn CV, thằng Vân, thằng Minh, thằng Hường đã đi về cõi xa xăm nào nhỉ?

Bây giờ khi đã khôn lớn, thành những con người có địa vị trong xã hội, hầu như ít ai nhớ về với chính mình cho những ngày còn thơ ấu với độ cắp sách đến trường của thời gian còn là những cô cậu học sinh Tiểu học bé thơ và ngây ngô kia – ít quá – nhưng tôi vẫn còn nhớ rõ từ lớp năm, tư, ba – tôi toàn là học với những bà Ma Soeur dữ dằn, chẳng hạn như những Soeur: Galari, Suria, Juliette.... nhưng những hình ảnh ấy cũng đủ làm cho tôi nhớ về những ngày thơ của năm nào, rồi những cô giáo Thiện (nhà ở khu chợ Nại Hiên Tây gần nhà thầy Thạnh) – hồi ấy cô Thiện thương tôi nhất trong lớp, bởi vì là học sinh khá và cô hay gọi tôi lên bảng để viết bài cho cô.... nhưng rồi qua hai năm với thầy Thạnh, tôi mới “mở mắt ra” và mới thấy “thế nào là lễ độ” khi còn là học sinh, nhưng những năm tháng lên bậc Trung học thì lại quên đi thầy cô cũ ngày nào.... thật tệ quá, sau này tôi còn gặp được thầy Thạnh tại Đồng Nai lần cuối vào năm 1975, rồi kể từ đó thầy đã ra đi vĩnh viễn – xong một kiếp người – âu cũng là số kiếp của tạo hóa xoay vần đấy nhỉ!

Ngồi nhớ lại cho hôm nay – tôi khác với thầy Trí, một người đi rao bán, còn một người thì đi mua, đi kiếm trong cõi đời thế thái nhân sinh, để mong tìm gặp lại, ngày xưa thầy Trí đem trăng đi bán cho những người tình của thầy, hôm nay chính tôi còn rong ruỗi với một gánh hàng đi tìm kiếm và mua lại, hai thái cực của cuộc đời, tuy khác mà lại giống nhau, thầy Trí còn nằm im để chờ Ơn phước của Đức Maria Trinh nữ trải dài trên hai hàng bạch lạp, còn tôi cứ đi hoài trên con đường đầy lá thu rơi... bài học đầu tiên mà tôi đã nhận thức là của Thanh Tịnh, sau này mọi người cứ nhắc đi nhắc lại... nhưng tôi đâu có muốn nghe, bởi vì khi nghe nó thì tim tôi lại phải thổn thức và xao xuyến quá đỗi, làm người thầy dạy học sinh tôi chỉ lướt qua vài ý, không dám đi sâu để trở thành chuyên đề như hồi còn thầy Tế, vậy mà trong cuộc vui của ngày 27/09/2009 vừa rồi, anh Quốc Dũng đã khơi lại gần như nguyên văn của cái bài ấy, Mẹ ơi! Người mẹ SaoMai kính yêu ơi! Lòng con thổn thức biết chừng nào, gần hết một đời người rồi nhưng không hiểu tại sao bài Tôi đi học nó đã tác động mạnh đến với tôi như thế nữa! Lá vàng rơi, những chiếc lá của mùa thu, con đường lầy lội, nhỏ và hẹp, mẹ tôi nắm tay tôi dẫn tôi đi trên con đường làng, tôi cứ ngỡ như xa lạ lắm khi bước vào trường, tôi nắm lấy tay mẹ như không muốn rời... mới đây thôi – ngày 10/10/2009 tại Giáo xứ của tôi, trong bài nói chuyện của vị linh mục chánh xứ với các thành viên của Giáo xứ, trong nhà thờ khá rộng – khổ thay “ông cha” ấy cũng đã nhắc đến một đoạn trong bài Tôi đi học, ngồi trong nhà thờ, tôi lại nghe lòng mình rạo rực, đến khi cha gọi ý kiến đóng góp của giáo dân, tôi có dịp “trả đũa” – tôi đem cái triết lý thần học thể lý của Thánh Phaolo ra để đáp trả.... Vị cha ấy hỏi: làm sao anh biết về Thần học? Tôi đáp lại: Thưa Cha con nghiên cứu.....

Dẫu sao đó là một chuyện để có đề tài mà nói – hình như tôi đang nhắc đi nhắc lại cho một vấn đề, một câu chuyện, hay đúng hơn ngày hôm nay tôi đã nhớ và đã viết về cho một hồi ức của chính cõi không trầm lắng của tôi, có thể dám nói rằng: một câu chuyện kể về một đời người hình như vẫn còn mãi vô tận... một cõi không gian cũng với tiếng cười của trẻ thơ, đang vui đùa trong lớp học, ồn ào.... ngày hôm nay khi tôi đang còn ở trong một ngôi trường thì đây cũng chính là những hình ảnh của thời xa xưa tôi cũng ê a... bị đòn roi, bị phạt, và rồi hôm nay tôi đang đi “mua lại tất cả những gì của thời học sinh”, của những ngày thơ, hình ảnh của những người thầy, cô giáo, chỉ khác với hôm nay trong những buổi Hội nghị, những buổi họp thì tôi không biết ngày xưa những thầy cô ấy như thế nào – chắc vẫn thế, vẫn những hình ảnh của những bản Kế hoạch, những buổi họp Hôi đồng Sư phạm, ngày hôm nay khi còn vang tiếng ê a, đôi lúc tôi chợt nghĩ: Hình như trong cái mớ bòng bong ấy, có cả một đời người còn mãi khúc trường ca...

Tôi vẫn còn nhớ cách nay chưa lâu lắm, chỉ vài năm thôi, đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh trên kênh HTV7 mỗi tháng có chương trình Thay Lời Muốn Nói... Đó là một chương trình hay, toàn là ca nhạc, có chủ đề, nhưng tôi cũng vinh dự được mấy lần ngồi nghe suốt chương trình; có những chủ đề như: Hương xưa, Bóng cả cuộc đời, Những ngày thơ.... nhưng hình như tôi chú ý về một đoản khúc tâm sự nào đó của một người – cũng là một người con của Sao Mai trên vùng đất Sài thành hoa lệ này, qua lời văn trần tình mà chị MC Quỳnh Hương đã nói lên trong nỗi nghẹn ngào với những người bạn; người ấy có lẽ cũng mang trong mình những tâm sự thật thảm sầu như chính tôi hôm nay vậy! cũng xa trường xưa, thiếu vắng bóng bạn bè cũ, hôm nay ngồi với con mà cũng đã ngậm ngùi cho một số kiếp: Người ấy đã đi xa rồi, không bao giờ trở lại nữa, chỉ còn tôi hôm nay với tháng ngày nhớ nhung và tiếc nuối- một thưở học trò cắp sách ngày hai buổi đến trường giờ cũng đã qua đi, nhìn lại mình như một thoáng đong đưa gì đó – khó nói – khó diễn tả - thành phố ĐNang của ngày nào còn mộng mơ trong tà áo dài trắng trên đường về mà cứ chợt miên man vào một cõi nào…. Lời văn – hay đúng hơn lời tâm sự của một “chị” nào đó làm cho tôi nhớ mãi, khi biết chị là một trong những người con SaoMai, tôi lắng nghe rất kỹ, giọng đọc của chị Quỳnh Hương sao mà nghe não nề và có đượm chút nỗi xót xa thế, với chương trình ca nhạc Thay Lời muốn nói kia – như muốn cho mỗi con người chúng ta hãy mau quay về với quá khứ, vậy mà lời của thầy Triệu ngày xưa lại nói: Cái gì thuộc về quá khứ - hãy để cho nó nằm yên…. Với tôi – không thể nằm yên được, chính tôi cũng như bao con người khác, luôn khơi gợi lại niềm ký ức của một thưở xa xưa nào – để mà sống, sống với tâm thức của chính mình, của những kỷ niệm, chương trình ca nhạc thật mang nhiều ý nghĩa, đượm được bao nhiêu nỗi buồn, hình ảnh trường cũ sao cứ vấn vương mãi trong tôi, đôi lúc làm cho tôi quay quắt trong những lúc đêm về có tiếng mưa rơi, nhớ - nhớ quá đi mất…. Với chương trình Thay Lời muốn nói kia, cá nhân tôi ít khi tham gia góp ý, bởi vì chỉ có một đoạn ý tưởng, làm cho tôi sợ đôi lúc diễn tả không hết nỗi niềm riêng sẽ đọng lại trong tôi những nỗi sầu, nên đành thôi, những lúc đêm về cứ mong cho ngày qua mau để đến kỳ chương trình Thay Lời muốn nói, đúng như Quỳnh Hương đã diễn tả và bộc lộ hết tâm tư tình cảm của những con người đa sầu đa cảm như chúng tôi – lời nhạc đã nói lên tất cả cho những gì mình muốn tỏ bày cho hôm nay, dù chỉ một lần thôi, có một người con SaoMai đem tâm tư của mình lên thông tin đại chúng kia, tự nhiên tôi cũng cảm thấy ấm lại với một tháng ngày rong ruỗi khi chưa tìm về với nhà mẹ - SaoMai ơi – vẫn ngàn đời dấu yêu, vẫn còn mang nhiều nỗi niềm của rất nhiều đứa con chưa quay trở lại, chương trình ca nhạc kia hình như muốn nói lên tất cả, nhưng làm sao nói hết được phải không, làm sao cho những người con SaoMai bớt đi những nhọc nhằn thời gian, bớt đi những phiền muộn khi ngày hôm nay cả những đứa con đã quay về lẫn với những đứa con còn ngoài cuộc đời kia, vẫn còn mang một chút gì lưu luyến nhớ…

Tôi còn nhớ mùa hè 1972 – cái mùa hè ác nghiệt đã cuốn trôi đi bao nhiêu người con khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường, vô phước thay trong cơn sóng thần thời thế đó đã có tôi, bắt tôi bước vào một cuộc chiến tương tàn như thế, thưở còn đi học, tôi và Vân cứ tôn Trịnh Công Sơn lên làm thần tượng để rồi những tình khúc phản chiến của chàng Trịnh chưa thể ngăn nổi tiếng đạn bom, mà cũng vẫn còn những người mẹ già ôm con lạnh giá hay chiều đi lên đồi cao hát trên những xác người… vô tình tôi mới thấy được tác phẩm: Mùa hè đỏ lửa 1972 và Dọc đường số 1… của phóng viên Phan Nhật Nam, hồi đó PNN hình như mới chỉ là trung úy quân đội, anh đã nổi tiếng từ mặt trận Bình Long, hình ảnh của PNN làm cho tôi say đắm và mê mẫn… cũng như thế, tôi luôn thích lao vào những cái gì nguy hiểm, thích phiêu lưu đây đó, thích bày tỏ cảm xúc của mình trên những trang giấy, hình ảnh của người lính chiến luôn ám ảnh tôi phải thể hiện được gương anh hùng của thời cuộc, nhưng chưa được như mong muốn….. Hồi đó ra trường tôi được về một đơn vị mang đầy tính bí ẩn và buộc phải lao vào phong sương gió ngàn của cuộc đời và cuộc chiến, nhưng không hề biết rằng: mình đã tham dự vào một cuộc chiến phi chính nghĩa, phi chân lý… thế rồi cũng còn đi học, đi làm, ra chiến trận, viết bài đăng báo…. Tất cả chỉ vì mình muốn làm nên một cái gì đó, tuổi trẻ mà, với lứa tuổi hồi ấy – thực sự mà nói – chỉ biết có một chiều… sống và làm việc, viết lách để tên mình đăng lên và mọi người đều biết, nhưng chỉ là một chút gì đó thoáng qua thôi, cơn mơ như PNN hoặc Tăng Thường Châu… những con người phóng viên dày dạn trong sương gió kia, tôi chưa hề gặp mà chỉ biết qua báo chí mà thôi, cuộc đời binh nghiệp của tôi giống như là một giấc ngủ trưa của mấy người lính già mà thôi – nghĩ lại thật quá ngây thơ và hồn nhiên quá, bồng bột và quá nông nổi… đến khi “chấm dứt cuộc chiến” thì chúng tôi là những con người lại mang thất vọng cho một đời đi sai đường lối…. Nhưng dẫu sao thế mà hay chứ không thôi để đến giờ phút này – những hình hài con người của chúng tôi sẽ ra sao ? !

Gánh hàng rong. 8063731_l

Sau này, khi đã bỏ cả Saigon hoa lệ “ra đi làm lại cuộc đời”, cái cuốc cái cào, mảnh vườn trong những giờ phút lam lũ kia nghĩ thấy mà hay đấy! chính những gì tay mình làm ra đều có giá trị, nhớ lại hình ảnh trường xưa của mình lại cũng ngậm ngùi, rồi xót xa, sau một cuộc chơi, giờ đây nhìn lại chính mình thì còn gì nữa đâu, hết rồi… hết những tháng ngày mộng mơ, bạn cũ giờ đã đi qua khỏi chốn nào, trường xưa vẫn còn đó, nhưng chỉ nghe bạn bè kể lại, ngồi đây mà nhớ… nhưng chẳng biết làm sao hơn được, chỉ biết nhớ nhung, nhớ nhiều lắm – cho bạn bè, cho người thương, nhớ về từng người thầy, cô giáo từ bậc Tiểu học cho đến lúc rời xa mái trường, nhiều lúc ban đêm trong đám rẫy tận khu rừng già (giữ rẫy), nhìn ánh sao trời mà nhớ về hình ảnh SaoMai của thưở nào mà khóc thầm thương cho một số kiếp, cuộc đời rồi cũng một ngày như mọi ngày, sớm nắng chiều mưa, chao ôi! Chợt nhiên nhớ về những cơn mưa lũ của những mùa mưa như cuốn trôi đi tất cả những hồi tưởng của chính tôi, mưa gì mà khủng khiếp, những trận mưa gió ngàn cuốn trôi đi tất cả, những lúc này không còn những con đường làng thơ mộng, không còn những thửa ruộng còn thơm mùi rạ, lũy tre kia đã bị nhấn chìm trong dòng nước xoáy, nước – nước, tòan là nước, những dòng nước đục ngầu, vàng khè, đỏ au như muốn cho chúng ta thấy nó đã cuốn đi những cơn bụi đường trần trong mỗi con người, mùa mưa như rũ sạch đi tất cả sự đời còn lắm muộn phiền và đau đớn của trần thế, trên mảnh đất đầy dẫy tình người, những con người tha phương từ tứ xứ, những đứa như bọn tôi, trường này có, trường kia có, dân xứ này, dân xứ kia, như hòa quyện lại với nhau để mà sống, sống trên một cuộc đời mới, bước qua một trang sử mới của mỗi con người, ai ai cũng vui vầy bên những ánh đèn dầu khi đêm về, lúc này mới thấy và cảm nhận được hết đâu là quê hương, đâu là tình người – nhưng trong tôi lúc nào cũng mang một hoài bão, một ước mơ: xin hãy cho tôi được quay về chốn trường cũ, nhìn lại hình ảnh ấy để lòng mình còn lắm bâng khuâng, còn lắm nhớ nhung và xót xa để ngày mai nào đó mình có thể trải lên những trang giấy để lại cho đời…. nhưng không sao mà thành được hiện thực…. chỉ vì còn quá lam lũ, chỉ vì còn quá nghèo nàn và nhiều cơ cực, chỉ biết đêm về, trong giấc ngủ mới mong gặp lại được “người xưa” mà thôi, dẫu sao cũng một phần nào thỏa mong…

Ngồi đây mà nhớ lại những “người con gái” đã đi qua đời – nhớ lại bản Rừng xưa đã khép của Trịnh Công Sơn mà đôi lúc cảm thấy mình còn lắm xót xa và oan trái, một lúc nào đó tự mình cất lên với những câu ca trong bài Biển nhớ hay nhớ về cho đỏan khúc Diễm xưa mà cứ tưởng tượng nhớ về cho Cổ viện Chàm ngày nào khi còn đi học hay qua bên ấy chơi, bây giờ mới thấy được giá trị của thời gian là gì – chính lúc này hận Đồ Bàn đã khơi lại trong tôi biết bao nhiêu là giá trị của một thời, một đời người của những nàng Siva kia – tội nghiệp thay – chắc dưới Suối Vàng kia, chính những hòang triều Chăm hay những nàng con gái Siva nào nhìn về cho tôi rồi cũng khóc thương thầm cho những số kiếp còn nhiều long đong, không biết có muộn phiền không nhỉ! Trước thời gian 1975 hay về Saigon chơi, gặp lại được mấy thằng bạn SMai cũ, đứa thì trường Luật, đứa thì Kinh tế, hỏi ra mới hay, có đứa đã theo Đỗ Lễ để Sang ngang mà ngậm ngùi lệ đẫm ướt vai rồi – còn chi nữa đâu, hoặc như KimDung (nhà ở Phước Tường) đã làm người trong mộng của Vũ Thành An với vai Bài không tên số hai – còn nhiều lắm… Phải nói hình như hoài niệm của một thời, vì chính trong những lúc ấy, ngồi bên tách café đen hòa lẫn với khói thuốc mong manh có thể nhìn thấu suốt qua bên kia cõi đời, có thằng đã nói: Đúng là ngày mai trong đám xuân xanh ấy – có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…. Không hiểu ngày hôm nay khi tôi ngồi ôn lại ký ức của một quá khứ đớn đau này – tụi nó đã làm được gì cho chính bọn nó – cả trai lẫn gái, nhớ lại trong những chương trình Thay Lời muốn nói của Chị Quỳnh Hương, tôi vẫn còn nghe rõ mồn một: những ngày tháng ấy, những tà áo ấy như muốn níu kéo chúng tôi quay về với những ký ức, những kỷ niệm còn lắm chất chứa, nhớ về cho một quãng đời đã đi qua, nhanh quá, mau quá, nhìn lại thì thấy mình đã là những lão bà, lão ông, nhưng những lão bà lão ông ấy vẫn còn thổn thức, vẫn còn nhiều suy tư và cứ nghĩ: sao chưa làm nên được cái gì đó mà hòang hôn đã vội buông dần….. Những Con đường tình ta đi, hay một ngày xưa Hòang Thị nào đó, có khi mỗi người con gái cảm thấy rằng Em hiền như Ma Soeur, mà chính Phạm Duy đã cảm nhận được…. Ngày xưa, một Khánh Ly đã làm rung chuyển biết bao con tim của lời nhạc chàng Trịnh, Thanh Lan đã réo gọi với những ngày thơ của Phạm Duy thì Lữ Tùng Anh, một anh chàng thi sĩ cận thị quá độ đã nhìn đời với những chán chường khi nghe tiếng đạn bom, tất cả đều còn mộng ước, còn chán ngán với những gì của ngày đó, vui có, buồn có, sầu vương trên đôi mắt, những người con gái dễ dàng trở thành những tượng đá vọng phu, Ôi! Đó chỉ là số kiếp, chỉ là huyền thoại mà thôi, đôi khi sống là một nghệ thuật – cái nghệ thuật của một triết lý sống vẫn còn tồn tại với những con người như chúng tôi hôm nay – nhưng tất cả đều phải chấp nhận, cho dẫu là cay đắng và phủ phàng, cho dẫu có xót xa hay được một chút hạnh phúc nào – thì vẫn sống và cứ sống.

Ngày 09/09/09 – cái ngày ở đằng xa tôi nhìn thấy cánh cửa nhà mẹ, có những ánh đèn màu lấp lánh, ngày 13/09/09 – ngày tôi được nhà mẹ đón tiếp một đứa con từ phương xa trở về… rồi những ngày kế tiếp sau đó, tôi đã có những bâng khuâng…. Ngày 27/09/09 – ngồi nơi xa này đây mà nhìn về trong tưởng tượng có nhiều tiếng nhạc kích động model tarking để cảm thấy lòng mình như cùng được hòa nhịp với những cuộc vui, cái ngày mà tôi thấy được thầy cô và cảm nhận được gần hết số bạn bè “cùng trường” nhưng chưa hề quen biết để lòng mình cảm thấy được an ủi phần nào khi nhà mẹ SaoMai đã dang rộng đôi tay đón tiếp… thật quý hóa quá đỗi, sung sướng quá đỗi, cho dẫu là CV. Những thằng Vân, thằng Minh, thằng Hường, thằng Châu…. đã đi đâu chưa kịp quay về với hôm nay, biết bao mưa gió, biết bao nhiêu ngày nắng cháy đã phủ lấy đời tôi, ngày hôm nay vẫn còn một chút gì để nhớ, vẫn còn mộng mỵ và đong đưa như thưở còn cắp sách đến trường, vẫn còn có đứa trốn học chưa làm bài kiểm tra, ngày hôm nay cũng vẫn còn có đứa “cặp kê nhau” trốn học ra quan thuế, đi rạp cinema trong những cuốn phim hay, còn tôi vẫn ngồi lại với bạn bè hôm nay trong lớp, nhưng không phải của lớp tôi – mà là tôi đã “ở lại lớp” - ủa mà hình như thế đấy, nhìn chung quanh chỉ có những người xa lạ, còn mấy đứa thân nhất đi đâu cả - hay là mớ tụi nó đã “lên thiên đàng” rồi phải không… Ngày hôm nay – sau cái này 09/09/09 lịch sử của đời tôi, tôi chỉ có nào là thầy Vinh, thầy Bảo, thầy Văn, anh QuốcDũng, MNghĩa, KPhượng, KQuy, nào là cả VHuỳnh, YDuyen, MongHoai, Tulip, cái O ngày xửa ngày xưa gì đó, và còn thấy cả những người con gái chưa quen như VyVy, cô nàng Mimi MyThương danh ca nào đó….. cả những người cận kề như Lê Tấn Trị, NgĐChương, BuiThongĐinh, LLộc, TrVHung, PhXHa, Trí, Sơn, NgVThương, cả chàng thi nhân HMai và ngay cả LMM, ThaiNgo, TuyetNhung, KDung… còn nhiều người khác nữa, nhưng nỗi buồn vẫn còn mãi chất chứa trong tôi, một khi “đã về nhà” mà tôi chưa gặp được một ai cả. Mẹ SaoMai ơi, bóng cả đời tôi ơi, sao tụi nó còn đi đâu hả vậy mẹ, còn đong đưa với những kiếp nào chưa tàn phai, còn xót xa nào chưa được in dấu, vết lăn trầm nào chưa được in vào phiến đá mộ bia?

Ngày hôm nay, tôi “đã trở về” nhưng vẫn còn nhiều thương nhớ, nhiều tiếc nuối cho những đứa còn mãi ra đi, ngày hôm nay, trên con đường làng nhỏ và lầy lội, vẫn còn có lá thu rơi, chính tôi đã chứng kiến hình ảnh của tôi của bốn mươi mấy năm về trước, ngày hôm nay chính tôi đã sao chép lại phiên bản của quý thầy cô cũ – và cũng đã chứng kiến biết bao nhiêu con người cũng đã xa trường, xa lớp, cho dẫu là những “con người nhỏ nhoi” ấy chưa biết gì là ký ức, chưa biết gì là hoài niệm của một đời học trò… ngày hôm nay, chính tôi cũng đang đứng nơi bậc thềm của một ngôi trường sắp sửa trở thành một trường chuẩn cấp Quốc gia, tôi cũng đã có nhiều lần “cứ để cho những giọt sầu rơi” mà nhung nhớ và còn mãi tiếc nuối, lại thế đấy – một câu chuyện đời đáng nói, và cũng đáng lưu tâm – cũng như một chuyện tình của một đời người vẫn còn hát mãi những khúc tình sầu của Phạm Duy và chàng Trịnh thưở nào, Khánh Ly vẫn còn đó, Thanh Lan cũng vẫn còn đó, những vần thơ khắc khoải của Lữ Tùng Anh (Cựu SV Đại học Huế) vẫn còn mãi chờ với thời gian lặng thầm cho một đời người còn mãi đi tìm… Vẫn còn những vầng trăng của thầy Trí, vẫn còn mãi những ngày tàn bóng xế của người con gái Mộng Cầm xa xưa ấy, nhưng thầy Trí đã cũng đi về cõi nào! Tôi còn nhớ Soeur bề trên (người Pháp) của trại phong Quy Hòa vẫn còn đợi chờ - nhưng Chúa đã gọi Soeur rồi, khi tôi viết đoản khúc này nhớ về cho những con người thì chính Soeur cũng đã đi theo những vần thơ của thầy Trí…. Cũng với thời gian này, khi nơi chốn thầy Trí “ra đi” - chỉ còn lại với những nàng con gái cũng đợi chờ, ngồi nhìn trăng của chàng thi nhân năm nào, hết kiếp này rồi đến kiếp khác cứ xoay vần như thế, cứ mãi rong ruỗi, mà nghe tiếng sóng vỗ bờ Quy Hòa Ghềnh Ráng ấy, những hàng thông vi vu như đệm cho hồn thơ của thầy Trí còn vang mãi khúc hát thương đau, nhớ về cho những ngày tháng tuyệt vọng một đời người… Ngày xưa có thầy Trí đem trăng đi bán, ngày nay gánh hàng rong của tôi vẫn còn là một mớ bòng bong không hơn không kém, một khi mình tôi chỉ là một đời người của một rừng cây của Trần Long Ẩn, cũng vẫn còn phôi pha, còn hát mãi một đời với những hạt mưa còn bay trên tầng tháp… vẫn còn mãi những khúc trường hận Đồ Bàn của ngày nào còn đượm những nét sầu của những nàng Siva chưa dứt hẵn trong những điệu múa Apsara, một PhạmDuy với những tình ca, một chàng Trịnh với những khúc hát tình sầu của ngọn cỏ xót xa, một Tạ Tỵ với những nỗi buồn với PhamDuy, một KhánhLy với những khúc hát chiều tà hay trong ngõ vắng của công viên hoang tàn, một QuỳnhHương với những lời thầm thì trong đêm cho một chương trình ca nhạc để nhớ về cho một thời áo trắng… Và còn ai nữa !... Cũng vẫn còn với những thầy cô ngày xưa bây giờ chỉ biết lặng thầm ngồi ngẫm lại trong lời nguyện cầu còn mãi những muộn phiền, còn nữa – vẫn còn với hôm nay với QuocDung, MNghia, MongHoai, KQuy, KPhuong, VHuynh, MyThuong, DiemChau, VyVy… hoặc với cả những bạn bè của tôi hôm nay BuiThongĐinh, LêLôc, TranVHung, NgĐinhChuong, NgVânThiên, LêTấnTrị, HMai, ThaiNgo, TuyetNhung, KDung… tất cả mới là thực sự, tất cả đã nhìn lại cho tôi trong giờ phút này và hình như thông cảm cho tôi nhiều lắm – xin chân thành cảm ơn, cảm ơn tất cả đã cho tôi một tình thương bao la và quảng đại, cảm ơn tất cả những người còn lại trong mái nhà hôm nay đầy ắp tình thương và ấm áp, cho dẫu hôm nay không còn thấy CV, thằng Vân, thằng Minh, hoặc những đứa bạn nào của 12A1 năm nào đó nữa – xin cảm ơn, cảm ơn nhiều lắm…

Đúng – quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày, quê hương là đường đi học, con về rợp bướm vàng bay, quê hương là con diều biếc, tuổi thơ con thả trên đồng, quê hương là con đò nhỏ, êm đềm khua nước ven sông…. Như Đỗ Trung Quân của ngày nào đã cảm nhận được, hôm nay tôi lại thêm vào bức tranh quê hương với những lũy tre, những dòng sông và những con thuyền giấy, ngày hôm nay tôi đang ngồi dưới lũy tre, bên cạnh một dòng sông sầu muộn không phải như chàng Trương Chi ra bến vắng để đợi chờ nàng Mỵ Nương, không phải lên ngọn tình sầu nào đó để ngắm nhìn Hòn Vọng phu của cái thưở: Lệnh Vua hành quân trống lên đường….. mà hôm nay tôi đang ngồi trong một mái nhà tranh – qua làn khói thuốc, bên ly café, để xuyên qua làm khói mong manh ấy sẽ thấy được một quá khứ ngày thơ với những người bạn thân nhất trong lớp của ngôi trường SaoMai – bây giờ cũng với SaoMai nhưng không phải như SaoMai của ngày xưa, không phải đầy đủ bạn bè cùng lớp, mà SaoMai hôm nay là cả một tập thể với những tình thương bao la và rộng lớn, có thể nói một tình thương dang rộng trên đại dương bao la để gom lại thành một nhà mẹ, giờ đây ngồi nhìn lại tất cả những hình ảnh của ngày xưa và hôm nay, tất cả mọi con người như muốn cùng nắm chặt tay nhau để xây nên một lâu đài SaoMai tình ái và chất chứa niềm tin yêu… Phải rồi, những hình ảnh của ngày 13/09/09 tại quê nhà, những hình ảnh của đêm luân vũ 27/09/09 tại nhà hàng Emerald Bay - đối với tôi như muốn thắt lại gần nhau hơn nữa, nắm chặt tay hơn nữa không rời xa, trong tình nghĩa thầy trò, tình bạn và cả những tình yêu còn mộng mỵ như thưở nào chưa tàn phai, chưa đi vào quên lãng, chưa đớn đau, những cái bắt tay, những cái ôm thân thiện, những lời ca không tiếng nhạc còn vang mãi quê nhà, hòa lẫn với những điệu nhạc của những nàng ca sĩ Ngũ Long Công Chúa của SaoMai hôm nay, của những nàng Tiểu long nữ và Cô Gái Đồ Long vẫn còn hòa lẫn với những nhịp điệu con tim, những tình nghĩa thầy trò như hình ảnh của MNghia và thầy Vinh - khi thế hệ này trao danh dự cho thế hệ kia, hoặc khóa đàn anh trao báu vật lại cho khóa đàn em, để tất cả mọi con người hôm nay phải cùng nhau gìn giữ và tô đậm thêm nét son, viết tiếp thêm trang sử anh hùng ca của SaoMai ngày nào….
x
x x
Gánh hàng rong của tôi hôm nay ngồi tính lại sổ nợ đời chỉ vỏn vẹn có thế mà thôi, ngồi đây mà nhớ về cho những ngày qua nhưng chưa nghe tiếng pháo sang Xuân, có lẽ là còn sớm, thời gian còn lắng đọng lại như muốn ngừng trôi - để cho tôi còn nhìn lại với những người thầy, cô giáo của trường cũ ngày xưa, để tôi còn nhìn lại với những bạn bè cho dẫu chưa một ngày nào quen thân, sổ đời của gánh hàng rong của tôi còn ngồi bên vệ đường trần thế hôm nay, chỉ có được mấy vần thơ còn ngọng nghịu, chỉ có những đỏan khúc chất chứa những tình muộn còn sầu đau, dưới cơn mưa, nắng cháy, tôi vẫn còn nhìn cho những lữ khách đi qua mà chưa một lần nhìn lại cho kẻ bộ hành này, chỉ có thế, chỉ vỏn vẹn vài ba thứ trong một gánh hàng, chỉ có những ưu tư nhưng trầm lắng, phiền muộn và xót xa, mây bay và gió thoảng, nhưng đặc biệt không hề có ánh trăng thơ như của thầy Trí… Gánh hàng rong của tôi khác hẵn với gánh hàng rong của người mẹ già tháng ngày tần tảo nuôi con khôn lớn, gánh hàng rong của tôi không thể chất chứa như những con thuyền giấy, mà gánh hàng của tôi, đến giờ này như trút được nỗi nhọc nhằn của một đời đã rong ruỗi đi tìm, gánh vẫn nhẹ, tôi còn ngồi lại cho hôm nay – rồi ngày mai kia, chính tôi cũng không biết tôi còn gánh hàng rong ruỗi sẽ đi mua những cái gì nữa….

Một người đi mua hàng rong
Nguyễn Ngọc Hải

Gánh hàng rong. HinhBia



Về Đầu Trang Go down
 
Gánh hàng rong.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ý nghĩa bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
» Thứ năm/ Tuần V mùa chay: Tôi hằng hữu
» VIỆT NAM VỪA "KỀM" LẠM PHÁT VỪA THẢ HÀNG HÓA GIA TĂNG
» Thứ bảy tuần XIII: Hằng ghi nhớ trong lòng
» Lễ phát thưởng 85 em thiếu nhi siêng năng dự lễ thứ năm hằng tuần

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Mùa Thường Niên - Cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các thế hệ trẻ :: Góc học tập và công việc :: Lĩnh vực khác-
Chuyển đến