Mùa Thường Niên - Cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các thế hệ trẻ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Mùa Thường Niên - Cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các thế hệ trẻ


 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Hỗ trợ trực tuyến
     
         Hoàng Admin 
Latest topics
» Praesidium Đức Mẹ Lên Trời Vạn Giã
Một thời dấu yêu... Icon_minitimeTue Sep 17, 2013 9:41 am by QuốcToàn

» Thánh đường Giáo xứ Vạn Giã
Một thời dấu yêu... Icon_minitimeFri Jun 29, 2012 11:52 am by tqhoangvg

» Hình ảnh Giáng Sinh Vạn Giã năm 2011
Một thời dấu yêu... Icon_minitimeMon Dec 26, 2011 5:32 pm by chaphu

» Cuba sẽ chào đón Đức Thánh Cha với tấm lòng yêu mến và kính trọng
Một thời dấu yêu... Icon_minitimeThu Dec 22, 2011 4:19 am by chaphu

» Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI thăm các tù nhân
Một thời dấu yêu... Icon_minitimeThu Dec 22, 2011 4:19 am by chaphu

» Chúa nhật IV Mùa Vọng: MỪNG VUI LÊN
Một thời dấu yêu... Icon_minitimeSat Dec 17, 2011 3:04 pm by chaphu

» Gặp gỡ Kitô giáo-Hồi giáo bàn về quốc gia Palestine tương lai
Một thời dấu yêu... Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:35 am by chaphu

» 4 nguyên tắc sống để có hòa bình ở Trung Đông
Một thời dấu yêu... Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:34 am by chaphu

» Chúa nhật III mùa vọng: NIỀM VUI THẬT
Một thời dấu yêu... Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:31 am by chaphu

» Thứ bảy tuần II mùa vọng: Êlia đã đến rồi
Một thời dấu yêu... Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:26 am by chaphu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Thủ đô hà nội

Cố đô huế

Tp Quy Nhơn Click for Qui Nhon, Viet Nam Forecast
Tp Nha Trang Click for Nha Trang, Viet Nam Forecast
Tp Hồ Chí Minh
Tra từ điển

Tra theo từ điển:



November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 
CalendarCalendar

 

 Một thời dấu yêu...

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai




Tổng số bài gửi : 23
Join date : 24/07/2011

Một thời dấu yêu... Empty
Bài gửiTiêu đề: Một thời dấu yêu...   Một thời dấu yêu... Icon_minitimeSun Jul 24, 2011 7:11 am

MỘT THỜI DẤU YÊU

Một thời dấu yêu... CIMG0539-1

Tôi còn nhớ rõ ngày mẹ tôi dẫn tôi vào nhập học Trường Sao Mai thì Thầy Tu sĩ Nguyễn Văn Phương xếp tôi vào lớp Nhì do Thầy Võ Đức Thạnh làm “chủ nhiệm”, hôm đó mới khai giảng được mấy hôm, rời ngôi trường Thánh Tâm ở đường Yên Bái hồi đó, không hiểu sao ba tôi lại muốn cho con mình chuyển trường để tiếp tục học vào một ngôi trường có thể nói bậc nhất của miền Trung.

Sau này đến khi lên Đệ Thất 3, ba tôi nhìn tôi và cứ cười mĩm, bởi vì đã lên “Trung học” rồi mà sao còn nhỏ như hạt lúa tiêu, còn tôi cứ bình thân như vại, cứ nghĩ rằng học lớp nào kệ nó….

Những ngày tháng đầu tiên khi bước chân vào trường, tuổi thơ tôi cứ bình dị trôi đi theo tháng ngày xa xưa đó. Thầy Võ Đức Thạnh phải nói không phải là hiền hậu gì cho lắm, nhưng về sau này trong tiềm thức của tôi Thầy là một hình ảnh con người mẫu mực của nếp sống Sư phạm, ở bậc Tiểu học chỉ học thầy được hai năm lớp nhì và lớp nhất, nhưng đến bây giờ nghĩ lại: Thầy dạy tôi rất kỹ nhất là về văn phạm và chính tả, những lời giảng của thầy hồi đó tôi nhìn như gió thoảng mây bay, nhưng cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ những lời của thầy mỗi khi lên lớp với đám học trò thời @ ngày hôm nay…

Những mùa hè, mùa Xuân của lứa tuổi học trò cứ âm thầm trôi dạt đi vào ký ức, có một lần thằng bạn của tôi rủ nhau góp tiền để mua cái gì đó “đi Tết” thầy, trời ơi! Đến nhà rồi mới thấy, một căn nhà gỗ củ kỹ nằm phía sau chợ Nại Hiên Tây, chúng tôi đến nhà thầy vào buổi chiều, ở nhà thầy vẫn bình dị như bao con người khác, áo mayo, quần đùi, thấy chúng tôi đến, hình như thầy đang bệnh, gắng gượng ngôi dậy với sự uể oải, tiếp chúng tôi thầy chỉ có mấy ly nước trà nhỏ nhắn trên chiếc bàn khách bình thường với hai băng ghế, chúng tôi nhìn nhau không biết nói gì cả chỉ trả lời những câu hỏi thân thương của thầy, đến chiều thì chúng tôi ra về, đi bộ từ đó về tới ngã ba Cai Lang, nhưng không thấy xa, giữa đường phố vừa đi vừa đùa giỡn……

Hai năm Tiểu học thế rồi lần lượt lùi dần vào ký ức, ngày khai giảng năm 1966 trong bộ đồng phục áo trắng quần xanh được “hân hạnh đứng bên phía nhà lầu của trường Trung học” (phía bên Tiểu học chỉ là một dãy nhà trệt lụp xụp chứ không phải lầu như bây giờ) lòng tôi xôn xao khó tả, nhưng lòng vẫn sờ sợ khi nhìn vào một hàng “quý Giáo sư” đang đứng trên dãy hành lang cùng chào Cờ… Không biết rồi đây học hành như thế nào đây ? Thầy gì mà già có, trẻ có, cô có gì mà nhiều quá vậy ? Bao nhiêu nghi vấn trong đầu cứ nối tiếp diễn ra, thế rồi lớp Đệ Thất 3 “được xếp hàng lên lầu cao nhất” …

Mỗi môn học là một ông thầy, ngồi trong lớp chẳng đứa nào dám “hó hé” gì cả, thằng nào đứa nấy, trai cũng như gái nhìn nhau sờ sợ, bài học Kim Văn đầu tiên do Thầy Trần Tế dạy; bài Tôi đi học của Thanh Tịnh, chính bài này về sau này nó đã làm cho tôi phải suy nghĩ rất nhiều trong cuộc đời của tôi mãi cho đến hôm nay mỗi khi mùa tựu trường lại đến, Thầy Ngãi dạy môn Công dân với bài học đầu tiên: Phải biết giữ gìn vật phẩm, còn thầy Tế (trẻ) dạy môn Anh văn (tên thầy này tôi không thấy trong danh sách quý thầy cô của Khungtroism… ?; nghĩ lại cũng vui có những lúc thầy dẫn vào lớp một ông lính Mỹ và tập cho chúng tôi cách nói, đứa nào đứa nấy sợ muốn chết, nhưng vẫn thích, rồi thầy Ngọc và các thầy khác nữa… có thể nói đây là những nhân tố quan trọng trong cuộc đời Trung học của tôi và các bạn hồi đó.
x
x x
Một thời dấu yêu... Logo_phpBB1-1

Nắng sân trường cứ nhè nhẹ trải dài và trôi đi như lặng lẽ tìm về hòang hôn để lùi vào quá khứ của cuộc đời của mỗi con người, hình ảnh Sao Mai ngày ấy in đậm trong tôi nhiều kỷ niệm cho đến bây giờ không thể nhạt phai được, từ khi lên Đệ Tứ, Đệ Tam. Tôi phải chuyển trường vào Quảng Ngãi để theo gia đình, khi về lại thì không còn gọi Đệ Nhị, Đệ Nhất nữa mà lớp 11, 12…

Trong cuộc đời ai ai chẳng có lần rẽ lối, cuộc sống cứ bình dị trôi đi nhưng lòng người vẫn luôn nhớ về cho một ngôi trường đã chất chứa nhiều kỷ niệm thân thương, mấy thằng bạn thân hồi đó, nghịch ngợm, chai đá nhưng hồn nhiên và vô tư, bọn chúng tôi đã có lần bị thầy Phong đánh (bằng tát tai), bởi vì nói chuyện trong lớp trong khi giờ thầy đang dạy môn Giáo lý… nếu ở vào Giám thị thì phải nói “dễ thương và hiền” nhất là thầy Hòang Xuân Nghiêm (nay là Lm), có lần thấy bọn tôi đang đứng trên lầu 2 xếp máy bay liệng xuống sân trong giờ ra chơi, thầy đã thấy và lên loa gọi xuống, chúng tôi hồi đó sao khờ dại quá (trốn vẫn còn kịp) lặng lẽ dẫn nhau đi xuống đứng trước bàn của thầy Nghiêm, tưởng đâu là thằng nào thằng nấy sẽ bị những trận đòn…. Nhưng lạ thay, thầy chỉ hỏi:
- Lớp mấy ? - Dạ Đệ thất 3
- Mấy em biết chồm ra ngoài vậy nguy hiểm lắm không ? không được như vậy nữa nghe chưa, đi về…
Hồn vía thằng nào thằng nấy có lẽ bay lên mây……..
_______________________

Ngôi trường ngày đó, cho đến bây giờ cho dù đi xa nhưng tôi vẫn nhớ, đêm cuối cùng chia tay đám bạn bè, thằng Đỗ Văn Minh (cháu của ông cai Thường, nhà ở trong trường) rủ tôi về nhà ngủ. Đêm ấy một đêm cuối cùng của đời học sinh Trung học, chỉ còn tiếng dế nỉ non trong thanh vắng, tôi và Minh ngồi nói chuyện với nhau nhìn về “dãy nhà lầu” đầy ắp nhiều ký ức đó, không sao ngủ được, tôi tự nghĩ: chỉ còn đêm nay nữa thôi, trong đêm vắng, ngoài đường Độc Lập chỉ còn tiếng xe trong đêm như sắp mất hút vào một cõi xa xăm nào đó, Minh nhìn tôi, tôi nhìn về cho trường… dẫu sao cho đến bây giờ tôi nghĩ lại: chắc có lẽ trong muôn vàn vô số học sinh của Sao Mai qua từng thời kỳ, chỉ có mình tôi trước khi xa trường được diễm phúc ngồi nhìn lại mái trường thân yêu nhất trong đêm vắng của ngày đó, lúc ấy Minh và tôi – hai thằng trong đám bạn bè thân nhất gồm 5 đứa (Trần Châu, Nguyễn Thanh Vân, Nguyễn Hường) ngồi lại với ngôi trường này. Lòng tôi có thể nói rằng nỗi xao xuyến dâng lên ngập lòng… Hình ảnh của các thầy cô: Phạm Ngọc Vinh, Nguyễn Văn Ngọc, Trần Tế, Chu Văn Hiền, Đoàn Đức Triệu, Ngô Hào, Hà Công Bê… lần lượt hiện về trong tôi như những bóng ma trong đêm vắng u tịch này, toàn cảnh ngôi trường lúc ấy hình như chỉ còn lại mình tôi và Minh ngồi để đếm từng giây phút đi qua… Đêm hôm ấy, một đêm lặng lẽ và buồn thảm, dẫu rằng cuộc đời tôi kể từ ngày mai đã được “rẽ lối”, nhưng hình ảnh ngôi trường sao mà thân thương và yêu quý vô vàn, lúc này chúng tôi đã được quý thầy cô trang bị cho một hành trang kiến thức để suy xét về cuộc đời của mỗi con người, phải chi ngoài kia nào đó, hay tại gia đình đang hạnh phúc nào đó có gia đình quây quần bên nhau để hưởng trọn niềm hạnh phúc, nhưng ở đây trong mái trường này – chỉ có tôi và Minh đã cùng nhau ngồi ôn lại cho chính mình, gợi lại nhiều ký ức của tuổi học trò… Đêm hôm ấy chúng tôi không thấy buồn ngủ tí nào hai đứa cứ ngồi lặng lẽ nhìn hết trường chỉ vài ánh đèn neon ở bên dãy nhà lầu, trong đêm khuya, vẫn u hoài những tiếng côn trùng, vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây lời thầy giảng, hình ảnh nghịch ngợm phá phách của tuổi học trò như lần lượt hiện về, cuộc trò chuyện không vui vẻ gì cho lắm, không tiếng cười mà chỉ đầy dẫy những nỗi buồn khơi gợi lại những ký ức… thế rồi gần sáng chúng tôi vào nhà và thiếp đi lúc nào…

Cuộc đời vẫn dày dạn và dạy cho chúng tôi đủ điều, tôi vào trường Bộ Binh, sắp ra trường thì thấy Minh lại vào làm khóa đàn em của tôi, chúng tôi gặp nhau mừng mừng tủi tủi, theo nội quy của quân trường thì khóa của tôi đã là khóa “Siêu huynh trưởng” của Minh, tôi vào bắt Minh ra đi chơi với tôi, những quán café ở trong Trường Bộ Binh làm cho chúng tôi không sao kể hết được những chuyện vui buồn ngày chúng tôi rời sân trường, nhưng cuộc đời đã đổi khác từ đây, Minh bây giờ không còn như ngày xưa của thời áo trắng ấy nữa, Minh bây giờ là một anh lính chiến đang ở quân trường… Thế rồi tôi mãn khóa ra trường trước – từ đó tôi mất liên lạc với Minh cho đến bây giờ….

Nắng gió, súng đạn, mồ hôi, chiến trường và lẽ sống đã đè nặng trên vai tôi với tư cách của một phóng viên chiến trường, đơn vị tôi đóng tại Long Bình, nay đây mai đó, nhưng cũng may trong đơn vị còn có nhiều người cũng là “dân Sao Mai cũ” chúng tôi nhìn nhau như anh em một nhà đôi lúc ngồi kể cho nhau nghe về những thầy cô ngày đó… chợt nhiên tôi cảm thấy lòng mình được ấm lại bởi những con người Sao Mai… chuyện vui chuyện buồn, và những chuyện chết chóc hiện tại, có những hôm, còn đọng lại trên chiến trường, cũng màn đêm u tịch ấy thay vì tiếng xe chạy ngoài đường Độc lập năm xưa thì lúc đó chỉ là tiếng súng đạn hẹp hòi ma quái, tôi nghĩ về cho đêm nào chỉ có hai thằng trong sân trường, bây giờ thì ngoài mặt trận luôn cận kề với cái chết, lúc này tôi chợt nghĩ đến Minh không biết đã về đơn vị nào…! Lúc này đời trai trẻ của mình hình như có vẻ đang như diều sắp gặp được cơn gió, nghĩ về mấy thằng khác: còn Vân, còn Châu, còn Hường và những đứa khác đang làm gì có giống như mình đây không? Không lẽ trời sinh ra con người của tôi để rồi mỗi lúc cứ ngồi mà suy nghĩ về cho ngày hôm qua, tôi nhớ lại lời giảng của Thầy Triệu: Những gì quá khứ hãy để cho nó nằm yên, hãy giữ lấy hiện tại và bắt lấy tương lai, tương lai của các em là do chính ở nơi các em – lời thầy năm xưa đến bây giờ tôi mới hiểu, cũng giống như thầy Võ Đức Thạnh ngày xưa khi thi môn Tập đọc của kỳ thi Lục cá nguyệt, đọc xong thầy bảo tôi gấp sách lại và hỏi chỉ có một chữ: Võ bị dấu ngã hay dấu hỏi? Tôi xanh mặt và đáp liều: Dạ thưa dấu ngã. Thầy nhìn tôi và phán: đi về (nghĩa là đúng rồi –còn không là sẽ bị một bạt tai…) cho đến hôm nay, gần 40 năm lưu lạc chợt nhiên nhìn thấy được KTSM kỷ niệm của ngày nào mà tôi gặp được….
x
x x
Không thể nào cầm được nước mắt, giờ phút này đây tôi mới thấu hiểu được cảm xúc của những con người lâu ngày được gặp lại, tại sao họ mừng mừng tủi tủi, hôm nay với một khoảng thời gian dài qua đi trong cuộc đời, nhìn lại hình ảnh của quý thầy cô trường cũ dấu yêu chính tôi cũng đã phải khóc thầm trong đêm khuya khi nhà đã ngủ hết… Nhưng bây giờ còn lại được gì, khi hoàng hôn đã bắt đầu phủ xuống đời mình, nhìn lại có đứa như thế này, có đứa như thế khác, hình bóng thầy cũ có thầy đã gởi thân xác vào lòng đất mẹ, có thầy đã sống một cuộc sống bên trời Âu xa xăm nào đó, ngày tháng cứ bình dị và lặng lẽ trôi đi, ngôi trường xưa vẫn còn đó nhưng danh từ Sao Mai đã chết lặng thầm trong cơn đau tủi nhục của thời thế, khi nhận ra điều này và nhất là nhớ lại lời giảng của quý thầy cô… sau này tôi vẫn còn xin nhập học với diện Hàm thụ tại trường Văn khoa Saigon, vì các hình ảnh của quý thầy cô khi đứng trên bục giảng nó toát ra được một uy quyền thiêng liêng nào đó mà không thể tả hết được, con người Sư phạm luôn luôn nó gợi lên cho cuộc đời một cái gì cao quý và thiêng liêng nhất, thầy cô, cha mẹ đối với tôi luôn là một cái gì đó mẫu mực và cao sang nhất của mỗi con người, vì thế đó là một trong hai ước mơ nhất của tôi khi còn ngồi trên ghế nhà trường… nhưng rồi cho đến hôm nay khi đã gặp lại được quý thầy cô đã đi vào quá nữa xế hoàng hôn, ấn tượng nhất là thầy Ngãi, vì thầy đã già đi rất nhiều, nhưng mà thầy vẫn còn hiện hữu trên cõi sống này, năm 2007 nhân một chuyến công tác về Trung, chuyến xe hôm ấy có đi ngang “trường cũ” –đúng là trường đã cũ, tôi nhờ bác tài hôm ấy chạy xe chậm lại và đi vòng công viên ra bờ sông vài lần… có lẽ lần ấy là lần duy nhất trong cuộc đời mà tôi được vinh dự nhìn lại mái trường xưa nhưng không thể vào được bên trong, thôi dẫu sao cũng vẫn là hay…

Cuộc sống cứ bôn ba và dần trôi vào dĩ vãng, kể từ ngày gặp lại được khungtroisaomai (09/09/09)cho đến nay đã được ba ngày, không ngày nào mình khỏi phải mở web ra để nhìn đi nhìn lại tất cả hình ảnh mà mình đã truy cập được, mỗi lần nhìn thấy Thầy Ngãi già nua và hóm hém của một ông cụ, hình ảnh của thầy Hà Công Bê có vẻ khắc khổ và sầu thương với cuộc đời bạt bẽo, hình ảnh của quý cô cũ, cho dẫu đã già đi với tháng ngày, ngay cả hình ảnh của các bạn không cùng chung lớp… nhưng mình cũng cảm thấy nhớ nhớ cho một cái gì đó lớn lao lắm. Đời người rồi sẽ có ngày úa tàn, cuộc vui nào chả có ngày chia tay, ra đi đừng để cho ta phải ngậm ngùi trong nước mắt mà phải ngẫng cao đầu để còn hãnh diện được vinh dự đeo bảng tên Sao Mai lên ngực áo – đó là tấm huy chương lớn lao trong cuộc đời của những cựu học sinh Sao Mai (thưa thầy em đã khóc…). Ngày xưa mỗi lần ra đường phố, tuổi thơ học sinh đối với chúng tôi không hãnh diện gì cho bằng được đeo tên trường được xếp vào bậc nhất miền Trung này, cho dù là các trường lớn khác trong thành phố, nhưng cái tên Sao Mai chợt nhiên chúng tôi cảm thấy hãnh diện như là những đứa con ưu tú của đất nước mai sau. Mà thật vậy cho đến bây giờ trong những buổi hàn huyên trò chuyện, những buổi tiệc họp mặt bao giờ những con người Sao Mai tại miền Nam luôn có một niềm tự hào về danh nghĩa của ngôi trường, cho đến bây giờ ngay cả những vùng xa xôi hẻo lánh nào đó, có những con người lưu lạc từ miền Trung khi nói đến Sao Mai, ai ai cũng cảm thấy phấn khích lên một niềm hãnh diện tự hào. Phía bên trời Âu quý thầy cô, các bạn khóa đàn em chắc có lẽ cũng như thế. Lời của Đức Cha Cố Lê Văn Ấn, Cha Cố Vũ Như Huỳnh, Cha Nguyễn Duy Lượng, lòng nhân từ vị tha của Cha Hoàng Xuân Nghiêm ngày đó, đến bây giờ, chúng con mới cảm nhận được sự dạy dỗ và đào tạo vun đắp cho một thế hệ như chúng con. Khi con viết bài cảm nhận này, thì chúng con không quên: Xin Chúa nhân từ cho linh hồn Cố Đức Cha Lê Văn Ấn, Cha Cố Vũ Như Huỳnh được sớm hưởng nhan thánh Chúa và an nghĩ giấc ngàn thu, cũng như vong linh của thầy Trần Tế được nghỉ giấc muôn đời cũng như các bạn Sao Mai ngày nào đã gởi thân xác nơi miền quê mẹ này một lời chúc, một lời cầu nguyện để được yên nghỉ, còn chúng tôi –những đứa con còn phải tha phương đó đây luôn tâm nguyện một lòng làm rạng danh Sao Mai của ngày nào… Mai đây khi dự án kiến thiết thành phố Đà Nẵng được thực thi, ngôi trường kỷ niệm của một thời oanh liệt sẽ không còn hiện hữu trên cuộc đời này nữa – rồi cũng sẽ phải chết vào lòng đất như thân xác của chúng ta sẽ gởi về tro bụi, chính lúc đó chỉ còn là tình xa nhạt nhòa và cũng lặng lẽ trôi qua cho một thế hệ.

Rồi đây lớp quý thầy cô cũng phải nằm xuống. Lớp con cháu chúng ta sẽ không còn nghe lại Sao Mai của một kiếp người bôn ba và hành tiến nữa, tất cả chỉ là hư vô, chỉ là huyền thoại. Hôm nay cuộc đời đã cho chúng con nhận thức qua sự dạy dỗ của quý thầy cô ngày ấy, nhiệm vụ còn lại của thế hệ chúng ta là phải làm rạng danh Sao Mai trên tất cả mọi nẻo đường đời, bởi vì Trường Sao Mai quê hương ơi dấu yêu ngàn đời…. Lung linh lung linh hoa lá reo cười… một bài học tâm huyết mà hồi đó Thầy Võ Đức Thạnh đã dạy dỗ cho chúng con, để hôm nay, khi chúng con và các bạn ngồi lại bên nhau thì quý thầy đã không còn…
Cúi xin với một nén hương lòng của tất cả đứa con Sao Mai hôm nay, xin dâng lên vong linh của hai Cha Cố, quý thầy cô, và tất cả các bạn học trong mọi hoàn cảnh đã nằm xuống cho đời này được viễn du… một lời nguyện cầu với tất cả thành tâm của tất cả chúng con – để nơi Suối Vàng muôn thưở quý Cha, quý thầy cô và các bạn sẽ mỉm nụ cười thân thương vì đã làm tròn trách nhiệm của một kiếp người cho chúng con….
x
x x
khungtroisaomai hoặc saomaidanang. Phải nói là một món quà ký ức vô giá đối với tất cả thế hệ học sinh ngày ấy cho đến bây giờ. Rất tiếc mình là người đến sau, nhưng vẫn còn hơn, không bằng quý anh quý chị lớp trước, đúng như lời Minh Nghĩa đã nói: đừng phân cấp lớp này lớp nọ mà hãy ngồi lại để cùng chung tay đoàn kết để xây dựng mái nhà Sao Mai luôn bền vững… Qua bài cảm nhận này, mình xin tất cả các bạn nên nhìn nhau bằng những ánh mắt trìu mến, xiết tay nhau chặt hơn để xây dựng một ngôi trường Sao Mai vững chắc trong lòng của mỗi chúng ta được dấu yêu ngàn đời… Nhất tự vi sư bán tự vi sư, chúng con một lần nữa xin cúi đầu cảm tạ tất cả quý thầy cô Sao Mai cũng như các thầy cô khác trong cuộc đời của chúng con… Hôm nay tôi viết về cho những kỷ niệm của Sao Mai ngày ấy – không biết ngày mai tôi có còn được viết về cho quãng trời nào nữa hay không !

Một đứa con Sao Mai lưu lạc
Nguyễn Ngọc Hải – 1971-1972

Một thời dấu yêu... Hinhmoi-1

Về Đầu Trang Go down
 
Một thời dấu yêu...
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thứ sáu: Nhận xét thời đại này
» Thời Gian Ngắn hay Dài
» nha tho van gia
» NGHỊCH LÝ CỦA THỜI ĐẠI CHÚNG TA
» CHƯƠNG III NHỮNG THÓI QUEN VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT Ở KHỐI SƠ CẤP

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Mùa Thường Niên - Cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các thế hệ trẻ :: Góc học tập và công việc :: Lĩnh vực khác-
Chuyển đến