Mùa Thường Niên - Cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các thế hệ trẻ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Mùa Thường Niên - Cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các thế hệ trẻ


 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Hỗ trợ trực tuyến
     
         Hoàng Admin 
Latest topics
» Praesidium Đức Mẹ Lên Trời Vạn Giã
Kẻ xét xử và người bị xét xử Icon_minitimeTue Sep 17, 2013 9:41 am by QuốcToàn

» Thánh đường Giáo xứ Vạn Giã
Kẻ xét xử và người bị xét xử Icon_minitimeFri Jun 29, 2012 11:52 am by tqhoangvg

» Hình ảnh Giáng Sinh Vạn Giã năm 2011
Kẻ xét xử và người bị xét xử Icon_minitimeMon Dec 26, 2011 5:32 pm by chaphu

» Cuba sẽ chào đón Đức Thánh Cha với tấm lòng yêu mến và kính trọng
Kẻ xét xử và người bị xét xử Icon_minitimeThu Dec 22, 2011 4:19 am by chaphu

» Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI thăm các tù nhân
Kẻ xét xử và người bị xét xử Icon_minitimeThu Dec 22, 2011 4:19 am by chaphu

» Chúa nhật IV Mùa Vọng: MỪNG VUI LÊN
Kẻ xét xử và người bị xét xử Icon_minitimeSat Dec 17, 2011 3:04 pm by chaphu

» Gặp gỡ Kitô giáo-Hồi giáo bàn về quốc gia Palestine tương lai
Kẻ xét xử và người bị xét xử Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:35 am by chaphu

» 4 nguyên tắc sống để có hòa bình ở Trung Đông
Kẻ xét xử và người bị xét xử Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:34 am by chaphu

» Chúa nhật III mùa vọng: NIỀM VUI THẬT
Kẻ xét xử và người bị xét xử Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:31 am by chaphu

» Thứ bảy tuần II mùa vọng: Êlia đã đến rồi
Kẻ xét xử và người bị xét xử Icon_minitimeSat Dec 10, 2011 5:26 am by chaphu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Thủ đô hà nội

Cố đô huế

Tp Quy Nhơn Click for Qui Nhon, Viet Nam Forecast
Tp Nha Trang Click for Nha Trang, Viet Nam Forecast
Tp Hồ Chí Minh
Tra từ điển

Tra theo từ điển:



May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 Kẻ xét xử và người bị xét xử

Go down 
Tác giảThông điệp
chaphu

chaphu


Tổng số bài gửi : 657
Join date : 17/02/2011
Đến từ : Hòa Nghĩa- Cam Lâm-Khánh Hòa

Kẻ xét xử và người bị xét xử Empty
Bài gửiTiêu đề: Kẻ xét xử và người bị xét xử   Kẻ xét xử và người bị xét xử Icon_minitimeWed Apr 20, 2011 5:30 am

Kẻ xét xử và người bị xét xử

Gần như hằng ngày, báo chí đều đưa tin các vụ án. Án nặng, án nhẹ. Dân sự, hình sự. Đủ mọi loại án: gây rối trật tự công cộng, xâm phạm quyền lợi công dân, gây thiệt hại kinh tế, xâm phạm an ninh - chính trị…
Có những vụ án được đăng tải vỏn vẹn vài chục từ, không bình luận. Có những vụ án chiếm nhiều trang báo, đăng tải nhiều kì, thu hút nhiều người quan tâm. Lại có những vụ án để lại nhiều dư âm, dư luận tiếp tục bàn tán: đồng thuận với kết luận của tòa nhưng vẫn bàn thêm cho rõ đường dư luận, hoặc còn băn khoăn, vướng vất, chưa mãn nguyện.
Có những vụ án gây dư luận trên phạm vi quốc tế, thu hút giới chính trị - ngoại giao – pháp luật, các nhà hoạt động nhân quyền, các tổ chức xã hội… trước và sau khi xét xử.
Có những cuộc xét xử được dư luận chú ý, không chỉ vì tội danh, mà còn vì bối cảnh xã hội – chính trị - văn hóa rộng hơn phiên tòa. Do đó, nhân vật được chú ý không còn chỉ là các nhân vật liên quan đến tòa án (bị cáo/ bị can, chánh án, hội thẩm đoàn, kiểm sát viên, luật sư) mà còn gồm những nhân vật, tổ chức, với những khuynh hướng lập trường, quan điểm khác nhau.
Công chúng chú ý theo dõi các vụ án vì muốn biết sự thật.
Sự thật càng bị che khuất, cần được làm sáng tỏ, vụ án càng có sức thu hút lớn.
Cũng sẽ rất thu hút nếu sự thật còn mù mờ, chưa rõ ai đúng ai sai, chưa khẳng định được quan điểm nào thực sự hướng đến công ích, chưa thuyết phục được điểm nhìn nào thật sự chứa đựng lẽ phải.
Vì thế, có những vụ án dù đã khép lại, bị can/ bị cáo đã trở thành phạm nhân, thọ án trong tù, nhưng công chúng vẫn chưa tâm phục khẩu phục trước phán quyết của tòa. Bởi chân lí vẫn chưa được sáng tỏ. Bởi công ích vẫn chưa được khẳng định. Có chăng mới chỉ là sự minh định quan điểm của một nhóm người, ích lợi của thiểu số (tất nhiên là thiểu số có quyền lực và quyền lợi).
Sự thật chính là nền tảng của công lí. Không có sự thật sẽ không có công lí và như thế công ích cũng không được tôn trọng.
Trong tác phẩm mới xuất bản “Giêsu Nazareth – Quyển II: từ khi vào thành Giêrusalem đến lúc Sống lại”, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI dành hẳn một chương để đọc lại vụ án Chúa Giêsu: Chương VIII – Vụ án Chúa Giêsu với 3 đoạn: (1) Công nghị Sanhedrin bàn luận sơ bộ (2) Chúa Giêsu trước Công nghị Sanhedrin (3) Chúa Giêsu ra trước quan Philatô.
Đặc biệt trong Đoạn 3 Chúa Giêsu ra trước quan Philatô, ĐTC đọc lại các đoạn Tin Mừng trần thuật vụ xét xử Chúa Giêsu. Qua đó ngài nêu rõ vì sao Chúa Giêsu chịu chết và sự Thật nào được loan báo qua án tử hình dành cho Người.
Tưởng cũng nên nhắc lại: ngay khi “Giêsu Nazareth – Quyển II” vừa được công bố xuất bản, dư luận Israel, đặc biệt qua nhận định của giới tôn giáo và chính trị, cho rằng ĐTC đã rửa nỗi oan ‘giết Chúa’ mà người Do Thái phải chịu trong suốt thời gian dài cũng như tâm lí ‘bài Do Thái’ phát sinh từ đó.
Sau đây xin trích đọc giới thiệu Chương VIII – Đoạn 3 của tác phẩm nêu trên. Các đoạn trích dẫn lấy từ bản tiếng Anh của NXB Ignatius Press, các trang 183 – 201.
Kẻ xét xử
Chúa Giêsu bị đưa ra trước hai tòa án: một của người Do Thái – Thượng Hội đồng Sanhedrin – và một của lực lượng chiếm đóng – tức người La Mã.
ĐTC phân tích:
“Kết luận của Sanhedrin sau cuộc xét hỏi Chúa Giêsu đúng như Caipha mong đợi: Giêsu bị phát giác mắc tội phạm thượng, vì thế phải khép vào án tử hình. Nhưng chỉ có người La Mã mới có thể tuyên án tử, vậy là bây giờ phải đưa ra trước tòa Philatô và phải nhấn mạnh chiều kích chính trị của bản án. Giêsu tuyên bố mình là Đấng Mêsia, vì thế, dù với một kiểu cách riêng khác thường, cũng có ý nhắm đến vương quyền. Đề ra yêu sách về vương quyền Mêsia là đã phạm vào tội chính trị, tội này phải bị Tòa án La Mã trừng trị. Gà gáy, bắt đầu một ngày mới. Viên Tổng trấn La Mã thường xét xử sớm, ngay trong buổi sáng”.
Như vậy, qua sự phân tích của ĐTC, giới lãnh đạo Do Thái, đứng đầu là thượng tế Caipha, không những không lĩnh hội được mặc khải về sự thật Đấng Mêsia nơi Đức Giêsu, lại còn sa lầy trong gian trá, khi dàn dựng án tử hình đối với Chúa Giêsu với hai tội. Một là tội phạm thượng, tội này phải bị xử tử, nhưng La Mã không cho phép tòa án Do Thái được ra án tử, phải chuyển sang cho người La Mã xét xử. Và họ đã gán thêm cho Đức Giêsu tội thứ hai là tội chính trị, âm mưu chiếm đoạt vương quyền.
Thượng Hội đồng Sanhedrin, những kẻ ngồi ghế xét xử, thay vì nêu cao, làm sáng tỏ và bảo vệ sự thật, lại đã xuyên tạc sự thật và vu cáo.
Còn Philatô, kẻ xét xử Chúa Giêsu tại tòa án La Mã của lực lượng chiếm đóng đất nước Do Thái. ĐTC phân tích nhân vật này:
“Bây giờ chúng ta chuyển từ những người cáo buộc sang kẻ xét xử: Philatô, viên tổng trấn La Mã (…). Đức Giêsu được chuyển đến Philatô với lời cáo buộc nặng nề đã xưng mình là vua Do Thái. Rôma đã không hề khó khăn khi công nhận các ông vua bản địa như Hêrốt, miễn là họ phải được Rôma hợp pháp hóa và phải tuân theo những quy định và giới hạn quyền bính do Rôma đặt ra. Một ông vua không được Rôma hợp pháp hóa chính là kẻ làm loạn, đe dọa Pax Romana (nền hòa bình của đế chế La Mã), do đó phải bị tiêu diệt.
Tuy nhiên, Philatô biết Đức Giêsu không hề kích động gây bạo loạn. Những gì ông ta được nghe về những việc Đức Giêsu đã làm cho thấy cùng lắm Ngài chỉ là người có tinh thần tôn giáo triệt để, có thể đã chống lại một số điều nào đó trong lề luật tôn giáo và pháp luật Do Thái, nhưng đó không phải là điều khiến viên tổng trấn phải bận tâm. Chính người Do Thái phải phân xử việc này. Xét về khía cạnh trật tự chính trị và pháp luật Rôma, nghĩa là thuộc thẩm quyền trách nhiệm của mình, Philatô thấy không có điều gì nghiêm trọng chống lại Đức Giêsu.
Chúng ta hãy đi từ những nhận định về con người Philatô đến chính bản thân vụ án. Sách Phúc âm Ga 18, 34-35 đã nêu rõ, dựa trên những thông tin có được, Philatô thấy không thể buộc tội Chúa Giêsu được. Những gì nhà chức trách La Mã biết đều không cho thấy có mối đe dọa nào đối với luật pháp và trật tự. Trách nhiệm thuộc về dân chúng và giới lãnh đạo Đền thờ. Philatô lấy làm ngạc nhiên vì chính đồng bào của Đức Giêsu đã đem nộp Ngài cho ông với tư cách những người bảo vệ chế độ La Mã, trong khi đó thông tin ông nhận được lại cho thấy không cần thiết phải có bất kì hành động nào về phía mình”.
Như vậy, Philatô đã từng biết một sự thật về con người của Chúa Giêsu: Ngài không phải là kẻ dấy loạn. Ngài không hề có bất kì tham vọng chính trị nào:
“Sau khi thẩm vấn Chúa Giêsu, Philatô càng hiểu rõ điều ông đã từng được biết: ông Giêsu này không phải là nhà hoạt động chính trị gây phiến loạn; sứ điệp và những hoạt động của ông ta không đặt ra bất kì mối đe dọa nào đối với các nhà cai trị La Mã. Dù cho có phạm đến Kinh Torah, thì ông ta cũng chẳng liên quan gì đến mình, một người Rôma”.
ĐTC tiếp tục phân tích chiều sâu tính cách Philatô, kẻ xét xử Chúa Giêsu, con người có quyền lực rất lớn:
“Tuy nhiên, Philatô là người từng trải, ông thấy phải giữ sự thận trọng mang tính mê tín nhất định trước con người đáng chú ý này. Thực ra Philatô cũng là con người đa nghi. Sống vào thời đó, ông nghĩ rằng, biết đâu các thần thánh chẳng khoác lên mình hình dáng con người. Gioan thuật lại, “những người Do Thái” cáo buộc Chúa Giêsu tự nhận mình là Con Thiên Chúa, và sau đó nói thêm: “Khi Philatô nghe những lời này, ông càng sợ hơn nữa” (Ga 19, Cool.
Tôi nghĩ rằng chúng ta cần nghiêm túc xem xét ý tưởng về sự sợ hãi của Philatô: Có lẽ nơi con người này cũng có điều gì đó thực sự thiêng liêng? Có lẽ Philatô sẽ đối đầu với quyền lực thần thánh nếu kết án Giêsu? Có lẽ ông sẽ phải tính đến sự giận dữ của thần thánh? Tôi cho rằng, thái độ của ông ta trong thời gian diễn ra vụ án có thể được giải thích không chỉ trên cơ sở cam kết nhất định để công lý được thực hiện, mà còn trên cơ sở những nhận định như vậy.
Những người cáo buộc Chúa Giêsu ra trước tòa Philatô rõ ràng đang thực hiện điều này, và vì thế, bây giờ họ tìm cách gây hoang mang lo sợ cho Philatô. Họ chống lại sự sợ hãi có tính chất mê tín về khả năng biết đâu có thần linh, nên nhắc Philatô đừng làm mất lòng hoàng đế nếu không muốn mất địa vị, và thế là họ đã lôi kéo được Philatô. Lời tuyên bố: “Nếu ông thả người này, ông không phải là bạn của Caesar” (Ga 19, 12) quả là một mối đe dọa. Cuối cùng, mối lo lắng cho sự nghiệp mạnh hơn sự sợ hãi quyền năng của Thiên Chúa”.
Như vậy, Philatô đã có thể nhận ra sự thật về Đức Giêsu, người được Chúa sai đến để thực thi “quyền năng của Thiên Chúa”, nhưng ông không vượt qua được giới hạn của bản thân, một con người vừa muốn biết và tin có thế giới vô hình với những sức mạnh của thần thánh, vừa sợ mất ghế, mất quyền, mất địa vị.
Vì thế ông đã không đến được với sự thật. Nói cách khác, ông chọn những “sự thật” thực tế, thực dụng, có lợi cho bản thân, còn sự thật về một con người, hơn nữa, về Đấng Mêsia đến từ vương quốc thần linh và đem lại tự do mang tính thần linh – tự do của Thiên Chúa, ông đã khước từ chỉ vì bất lợi và có thể gây họa cho bản thân.
Đó là sự thật về Philatô - kẻ xét xử.
Những người như Philatô được đặt ngồi vào ghế xét xử đồng loại chỉ gây ra những bi kịch. Nhân loại mãi mãi không tránh khỏi bi kịch ấy. Bi kịch phải nhận sự phán xử của những kẻ không có khả năng hoặc tự đánh mất khả năng tìm đến sự thật, lĩnh hội sự thật, và can đảm nói lên và nói đúng sự thật về con người và những sự kiện, từ đó mới mở ra con đường sống cho tha nhân và thể hiện phẩm giá của chính mình.
Đức Giêsu đã nếm trải bi kịch nhân loại ấy. Người đã chịu sự phán xử bất công, dối trá của người đời, những kẻ khước từ sự thật, không đủ can đảm nhìn nhận những hành động công chính của con người đến từ nước của Thiên Chúa và rao giảng về sự bình an của vương quốc ấy.
Đức Giêsu chịu sự phán xét và kết tội của một con người đặt sự ổn định chính trị của đế quốc La Mã (Pax Romana) lên trên nền Hòa bình của Nước Chúa.
Người bị xét xử
Con người bị đưa ra xét xử tại một tòa án không mưu tìm sự thật cho bằng sự ổn định chính trị là Đức Giêsu, con người mang trọng trách loan báo sự thật về Nước của Thiên Chúa và Ngài chính là Đấng Mêsia đưa dân vào Vương quốc ấy.
ĐTC phân tích vụ án từ góc độ con người bị xét xử - Chúa Giêsu:
“Trong cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu và Philatô, chủ đề chính là vương quyền của Đức Giêsu, và từ đó, là vương quyền và Nước của Thiên Chúa. Cuộc đối thoại này cho thấy rất rõ ràng được tiếp nối với huấn từ tại Galilê của Đức Giêsu – huấn từ loan báo Nước Chúa đã đến – và huấn từ tại Giêrusalem. Trung tâm của sứ điệp – đây chính là con đường đưa Đức Giêsu đến Thập giá và cũng đã được ghi trong bản án viết trên Thập giá – là Nước của Thiên Chúa mà Đức Giêsu là hiện thân của vương quyền mới. Và vương quyền này được tập trung vào sự Thật. Vương quyền được Đức Giêsu loan báo - trước hết qua những dụ ngôn và cuối cùng được công bố trước tòa phán xét của thế gian, không gì khác hơn là vương quyền của sự thật. Việc khai mào cho vương quyền này sẽ đem lại cho con người sự tự do đích thực”.
Như vậy, trong vụ án Chúa Giêsu, có sự đối đầu không chỉ giữa thật và dối trá, đúng và sai, trắng và đen, mà còn là sự khác biệt giữa quyền năng của sự thật Nước Chúa và quyền lực thế gian, giữa nền hòa bình của Vương quốc Thiên Chúa và sự ổn định chính trị thế gian, tiêu biểu là Pax Romana – nền hòa bình của đế chế La Mã.
Đáng nói nhất chính là sự đối lập giữa đón nhận và khước từ mặc khải về những mầu nhiệm Nước Chúa.
Philatô là người cuối cùng được nghe chính Đấng Mêsia loan báo về Nước Chúa và ông đã khước từ, hơn nữa lại đành tâm đẩy con người loan báo sự thật vào cái chết, để bảo đảm sự sống còn và địa vị của mình, một người muốn được tiếng là “bạn của Caesar”, nghĩa là phải bảo vệ chế độ, chống lại mọi mưu toan lật đổ, dấy loạn, cách mạng.
Ông biết Đức Giêsu không làm chính trị, tiến hành cách mạng nhằm thay đổi chế độ, nhưng tình thế do giới lãnh đạo Đền thờ đã đẩy Ngài và ông vào mối quan hệ chính trị: người đang đe dọa đế chế và người có bổn phận bảo vệ đế chế.
Philatô, nhất là giới lãnh đạo Đền thờ, đã không thể nhận ra sứ điệp của Đức Giêsu còn “cách mạng” hơn mọi nội hàm dữ dội nhất của một cuộc nổi loạn. Đó là sứ điệp xây dựng Vương quốc Thiên Chúa do chính Đấng Mêsia – Giêsu thiết lập và đã được khai mạc ngay trong trần thế với những huấn từ và các phép lạ Đức Giêsu đã thực hiện nhằm nói với mọi người: Thiên Chúa, qua Đức Giêsu, đang tỏ bày yêu thương đối với hết thảy.
Và hôm nay Đức Giêsu đi đến tận cùng nội dung sứ điệp bình an và yêu thương của Nước Chúa khi đón nhận bản án của người đời trong lặng lẽ và hiền hòa. Qua sự đón nhận này, Chúa Giêsu không chỉ mặc nhiên thừa nhận Ngài chính là Đấng Mêsia như những lời buộc tội của giới lãnh đạo Đền thờ, mà còn khẳng định Ngài muốn thực hiện trọn vẹn nội dung sứ điệp về Nước Chúa, một Vương quốc chỉ gồm yêu thương và an bình, hoàn toàn khác biệt với mọi chế độ trần gian vốn được xây dựng và bảo vệ dựa vào sức mạnh chính trị, quân sự, pháp luật, kinh tế…
ĐTC phân tích:
“Cuộc thẩm vấn Chúa Giêsu do Philatô thực hiện bất ngờ dẫn đến một khoảnh khắc đầy ấn tượng: Chúa Giêsu thừa nhận cáo trạng. Khi Philatô hỏi: ‘Vậy, Ngài là vua?’ Đức Giêsu đáp: ‘Chính ông nói tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi...’ (Ga 18, 37). Trước đó Chúa Giêsu đã nói: ‘Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do Thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này” (Ga 18, 36).
Lời ‘thú nhận’ này của Chúa Giêsu đặt Philatô vào tình thế bất thường: bị cáo đã nói đến vương quyền và vương quốc (basileía). Nhưng Đức Giêsu nhấn mạnh và nêu rõ với viên Tổng trấn La Mã đang ngồi ghế xét xử về tính chất hoàn toàn khác lạ của vương quyền: Không có ai chiến đấu cho vương quyền này. Nếu quyền lực, nhất là quyền lực quân sự, là đặc trưng của vương quyền và các vương quốc, thì đây không phải là trường hợp vương quyền của Đức Giêsu. Vương quyền này không gây bất kì đe dọa nào đối với sự ổn định của đế chế La Mã”.
Nhưng dù “không có ai chiến đấu”, “không có thuộc hạ”, không có “quân đội”, nhưng vương quốc Chúa Giêsu thiết lập lại thực sự là kết quả của một cuộc ‘cách mạng’ và là cuộc cách mạng triệt để nhất: cuộc cách mạng thể hiện quyền năng của Thiên Chúa, Đấng tình nguyện sống cùng loài người và đứng bên những ai đau khổ.
ĐTC khẳng định: “Vì vậy, trong nỗi thống khổ tột cùng của cuộc Thương khó, Chúa Giêsu trở thành hình ảnh của niềm hi vọng: Thiên Chúa ở bên những người đang chịu đau khổ”.
* * *
Phiên tòa xét xử Chúa Giêsu đã khép lại với bản án đóng đinh Thập giá.
Nhưng bản án này không khép lại cuộc cách mạng phấn đấu cho Nước Chúa trị đến và cũng không dập tắt ý chí, tình yêu, lòng nhiệt thành xây dựng Nước Chúa – vương quốc của An bình và Tình thương Cứu độ, đỉnh điểm và sự hoàn thành chung cuộc nền công lý.
Hình ảnh Chúa Giêsu trước tòa Philatô, chịu đánh đòn và nhận án tử hình, vừa cho thấy tấn bi kịch muôn thuở của những người loan báo sự thật, đồng thời cũng đem lại niềm hi vọng, củng cố niềm tin vào sức sống vĩnh cửu của mọi thực tại phát xuất từ Thiện Chúa, thuộc về Nước Chúa, hướng đến Vương quyền Yêu thương và Cứu độ của Đức Kitô.
Đúng như ĐTC đã viết:
“Trong nỗi thống khổ tột cùng của cuộc Thương khó, Chúa Giêsu trở thành hình ảnh của niềm hi vọng: Thiên Chúa ở bên những người đang chịu đau khổ”.
Vì thế tất cả những ai đang chịu bách hại vì lẽ công chính, đồng thời luôn tin cậy vào Chúa, yêu thương và tha thứ những kẻ bách hại, thì đang hiện thực hóa Nước Chúa trong trần gian.
Cuối Mùa Chay 20
11

Gia Bảo
Về Đầu Trang Go down
 
Kẻ xét xử và người bị xét xử
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Mùa Thường Niên - Cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các thế hệ trẻ :: Giáo xứ Vạn Giã :: Các hội đoàn :: Ban Giáo lý-
Chuyển đến